Bệnh Mắt Glocom Là Gì? Cách Nhận Biết Và Phòng Ngừa

19/10/2024 17:18:49

Bệnh mắt Glocom (tăng nhãn áp) là nguyên nhân chính gây mất thị lực nếu không được phát hiện sớm. Bệnh thường không có biểu hiện rõ lúc đầu nên dễ bị xem nhẹ, do đó, nhận biết đúng triệu chứng và cách chữa trị là cần thiết.

Bệnh mắt glocom là gì?

Bệnh Glocom (Glaucoma) hay còn gọi là bệnh mắt glocom tăng nhãn áp, hoặc thiên đầu thống, cườm nước.

Khi áp lực trong mắt tăng lên, nó có thể gây áp lực lên dây thần kinh thị giác, nơi chịu trách nhiệm chuyển thông tin từ mắt đến não. Nếu không được điều trị, bệnh mắt glocom có thể dẫn đến mất thị lực vĩnh viễn hoặc mù loà hoàn toà đó, việc hiểu rõ nguyên nhân cũng như triệu chứng bệnh mắt glocom sẽ giúp bạn có giải pháp chữa trị kịp thời.

benh-mat-glocom

Nguyên nhân gây ra bệnh mắt glocom

Ai cũng có thể mắc bệnh mắt Glocom nhưng những nhóm người sau có nguy cơ mắc bệnh khá cao:

  • Người lớn tuổi: Khi vào tuổi 50 trở lên, khả năng bị bệnh cao hơn do quá trình lão hoá.
  • Người mắc nhiều bệnh lý: Những người bị tiểu đường hay huyết áp cao đều có khả năng cao bị glocom cao hơn.
  • Người có người thân bị glocom: Nếu trong gia đình có người từng mắc bệnh, nguy cơ bạn cũng bị glocom sẽ cao hơn vì bệnh có tính di truyền.
  • Người có vấn đề về mắt: bị viễn thị hay giác mạc nhỏ có thể dẫn đến tăng áp lực lên mắt.
  • Người có tiền sử dùng thuốc nhóm steroid đường toàn thân hoặc tra mắt trong thời gian dài: Sử dụng thuốc steroid kéo dài có thể làm tăng nguy cơ mắc glocom. Đồng thời. Khi bị cận thị nặng hoặc từng chấn thương hay phẫu thuật mắt cũng dễ bị bệnh cườm nước.

Bạn dễ dàng kiểm tra được bản thân có thuộc nhóm trên không để dễ dàng theo dõi các triệu chứng sức khoẻ mắt của mình.

benh-mat-glocom1

Triệu chứng bệnh mắt Glocom là gì qua từng giai đoạn?

Tuỳ từng thể bệnh, người mắc bệnh mắt Glocom sẽ có những biểu hiện khác nhau qua từng giai đoạn:

Bệnh mắt Glocom góc mở

Bệnh thường không gây đau và không làm thay đổi thị lực ở giai đoạn đầu, nên nhiều người không nhận biết triệu chứng cho đến khi bệnh tiến triển nặng hơn, tăng khả năng mù loà.

Bệnh mắt Glocom góc đóng

Bệnh mắt glocom góc đóng xảy ra do tình trạng ứ đọng dịch trong mắt làm tăng áp lực trong mắt, gây ra cơn glocom cấp tính.

Các biểu hiện của bệnh thường lướt qua nhanh và rõ ràng hơn với các dấu hiệu sau: Nhìn thấy quầng sáng xung quanh nguồn sáng, mất thị lực, đỏ mắt, mờ đục, thậm chí kèm theo đau bụng, buồn nôn, xuất hiện cơn đau mắt và đau đầu dữ dội,...

Bệnh mắt Glocom bẩm sinh

Trẻ em mắc bệnh mắt glocom thường xuất hiện các triệu chứng rõ rệt. Đầu tiên, mắt bé trông mờ đục, khiến trẻ gặp khó khăn trong việc nhìn rõ mọi vật. Tiếp đó, các em có thể chớp mắt nhiều hơn bình thường, có thể là phản ứng đối với sự khó chịu trong mắt.

Ngoài ra, tình trạng chảy nước mắt quá mức cũng thường xảy ra, khiến trẻ khó chịu vô cùng. Trẻ em bị glocom cũng nhạy cảm hơn với ánh sáng, dẫn đến việc tránh ánh sáng mạnh hoặc các nguồn sáng chói. Một triệu chứng khác có thể gặp là đau đầu, do áp lực trong mắt tăng cao.

Bệnh mắt glocom thứ phát

Thể bệnh này xuất hiện do biến chứng phát sinh từ một số bệnh lý khác, đại diện là đục thuỷ tinh thể. Việc làm dụng thuốc corticosteroid hoặc trải qua phẫu thuật mắt cũng là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh này.

Triệu chứng bệnh mắt glocom thứ phát gồm: đau đầu dữ dội, đau mắt, buồn nôn, nhìn thấy quầng sáng quanh đèn và đỏ mắt.

benh-mat-glocom2

Phương pháp điều trị bệnh mắt Glocom

  1. Sử dụng thuốc nhỏ mắt: lựa chọn thuốc nhỏ mắt kê đơn phù hợp để giảm áp lực cho mắt.
  2. Dùng thuốc uống: Ngoài thuốc nhỏ mắt, bác sĩ có thể kê thêm thuốc uống kết hợp để hỗ trợ điều trị bệnh glocom hiệu quả hơn.
  3. Loại thuốc này thường là chất ức chế anhydrase carbonic. Tuy nhiên, người bệnh cũng cần lưu ý rằng việc sử dụng thuốc này có thể đi kèm với một số tác dụng phụ như đi tiểu nhiều, cảm giác tê bì ở các ngón tay và ngón chân, trầm cảm, đau dạ dày và nguy cơ bị sỏi thận.
  4. Phương pháp điều trị khác: Tuỳ vào diễn biến bệnh mắt glocom tăng nhãn đang ở mức độ nào mà bác sĩ sẽ có phương án chữa trị phù hợp. Người bệnh có thể được tư vấn sử dụng liệu pháp laser, phẫu thuật, đặt ống dẫn lưu,... để giúp thông dịch và giảm áp lực trong mắt.

Do đó, để hạn chế bệnh mắt Glocom, bạn cần chủ động phòng ngừa.

Biện pháp phòng ngừa bệnh mắt Glocom

Dưới đây là một số cách đơn giản Tdoctor khuyến khích bạn thực hiện để bảo vệ đôi mắt:

  • Tìm hiểu kỹ lưỡng về tiền sử bệnh mắt trong gia đình để có thể thăm khám kịp thời.
  • Đeo trang phục bảo vệ mắt khi di chuyển, vui chơi để giảm thiểu chấn thương vùng mắt
  • Dùng thuốc nhỏ mắt theo tư vấn của bác sĩ để chăm sóc đôi mắt của mình.
  • Thường xuyên khám mắt định kỳ để phát hiện sớm ngay giai đoạn đầu.

benh-mat-glocom3

Qua bài biết trên, hy vọng bạn đã có góc nhìn tổng quát về bệnh mắt glocom để có phương pháp phòng và trị đúng cách, bảo vệ đôi mắt cho bản thân. Liên hệ ngay Tdoctor để được tư vấn và hướng dẫn điều trị bệnh an toàn, nhanh chóng nhất.


  • tdoctor

    SP CHÍNH HÃNG

    Đa dạng và chuyên sâu

  • tdoctor

    ĐỔI TRẢ TRONG 30 NGÀY

    kể từ ngày mua hàng

  • tdoctor

    CAM KẾT 100%

    chất lượng sản phẩm

  • tdoctor

    MIỄN PHÍ VẬN CHUYỂN

    theo chính sách giao hàng

tdoctor

xem các nhà thuốc trên toàn quốc

Bạn có thể tìm kiếm theo tên hoặc công dụng

Đang xử lý...