Bệnh trĩ ngoại là gì? Nguyên nhân và cách điều trị An Toàn
14/12/2024 15:47:01
Mặc dù trĩ ngoại dễ nhận biết hơn, nhưng dễ bị nhầm với bệnh trĩ nội có sa búi trĩ. Hơn nữa, với tâm lý xấu hổ vì bệnh tế nhị và chủ quan trĩ ngoại càng ngày trở nên phổ biến, dễ mắc và dễ tái phát hơn cả.
Bệnh trĩ ngoại là gì?
Trĩ ngoại là hiện tượng các đám rối tĩnh mạch ở dưới đường lược (phía ngoài, bờ của hậu môn) bị giãn ra và gấp khúc, nổi lên, che phủ bởi một lớp da mỏng được gọi là búi trĩ. Khi nhìn có thể thấy rõ các tĩnh mạch trĩ rất nhỏ và mảnh, đan xen, chồng chéo nhau trong búi trĩ
Bệnh trĩ ngoại tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể gây ngứa ngáy, vướng víu và cảm giác khó chịu ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người bệnh
Người bệnh nếu chủ quan không điều trị dứt điểm và kịp thời có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng khác như viêm nhiễm hậu môn
Bệnh trĩ ngoại là gì?
Nguyên nhân bệnh trĩ ngoại
Thực chất trĩ ngoại là cấu trúc giải phẫu mạch máu bình thường. Chỉ khi chúng bị căng và sưng lên rồi gây ra các triệu chứng thì mọi người mới nhận ra bệnh trĩ của mình. Một số tình trạng có thể làm tăng áp lực và làm tắc nghẽn các mạch máu của hậu môn gây ra các triệu chứng của bệnh trĩ bao gồm:
- Béo phì
- Táo bón, phân cứng (cần phải rặn nhiều lần khi đi tiêu),
- Ngồi quá lâu trên bồn cầu đọc điện thoại hoặc báo (kể cả khi không rặn),
- Phụ nữ mang thai và sau khi đẻ cũng có nguy cơ cao mắc trĩ ngoại vì khi có thai thường dễ táo bón và sức khỏe yếu cùng với hệ thống tĩnh mạch cũng yếu hơn
- Công việc hoặc hoạt động đòi hỏi phải thường xuyên nâng vác nặng.
Triệu chứng của bệnh trĩ ngoại
Triệu chứng của trĩ ngoại đôi khi kéo dài, mãn tính và đôi khi đột ngột xuất hiện.
Các triệu chứng nổi bật kéo dài bao gồm ngứa, có cảm giác nặng tức ở hậu môn, mót rặn, đau rát hậu môn: triệu chứng xuất hiện cao điểm trong và sau khi đi vệ sinh hoặc có thể âm ỉ cả ngày, đặc biệt là khi ngồi. Đi ngoài thấy búi trĩ sa ra ngoài hậu môn. Đi ngoài ra máu: là triệu chứng thường gặp nhất, máu thường có màu đỏ tươi. Tuy nhiên bệnh trĩ không phải luôn luôn đi ngoài ra máu
Các triệu chứng cấp tính của bệnh trĩ ngoại có thể là sự xuất hiện nhanh chóng của một khối gây đau nhiều được gọi là huyết khối búi trĩ. Điều này xảy ra khi mạch máu trĩ bị tổn thương và hình thành một hoặc nhiều cục máu đông. Huyết khối thường có thể xuất hiện dưới dạng một khối u màu tím ngay tại lỗ hậu môn. Rặn quá mức khi đi đại tiện hoặc hoạt động thể chất mạnh có thể gây ra bệnh trĩ huyết khối, gây đau đớn nhiều thậm chí là hoại tử búi trĩ.
Chẩn đoán bệnh trĩ ngoại
Chẩn đoán bệnh trĩ ngoại chủ yếu dựa vào lâm sàng người bệnh và các xét nghiệm đi kèm để chẩn đoán phân biệt với các bệnh lý có biểu hiện tương tự:
Về lâm sàng:
- Chẩn đoán được thực hiện bằng cách nhìn vào khu vực trĩ với biểu hiện rõ nhất là sự xuất hiện của búi trĩ phồng to ở hậu môn, có lớp da che phủ, màu đỏ sẫm như cục máu đông và có các mạch máu ngoằn nghèo, chồng chéo lên nhau
- Triệu chứng đi kèm của bệnh nhân có thể là ngứa ngáy, nóng rát hậu môn, đau tức khi đại tiện hoặc đứng, ngồi lâu.
- Đi ngoài ra máu khá thường gặp nhưng không phải là triệu chứng bắt buộc
Về xét nghiệm: nội soi đại tràng và đại tràng sigma là cần thiết để xác nhận chẩn đoán và loại trừ các nguyên nhân khác như nứt ống hậu môn, viêm ống hậu môn, khối u hậu môn, trực tràng, polyp hậu môn- trực tràng và đặc biệt là nguyên nhân nghiêm trọng như ung thư đại tràng, trực tràng
Cách chữa bệnh trĩ ngoại tại nhà
Hầu hết các bệnh trĩ ngoại sẽ tự khỏi sau vài ngày. Các phương pháp điều trị này thường làm giảm đau trong vòng một đến hai tuần.
- Rút ngắn thời gian đi vệ sinh : Hạn chế thời gian đi vệ sinh xuống còn một đến hai phút nếu có thể để tránh tăng áp lực.
- Tiêu thụ nhiều chất xơ và uống nhiều nước : Tiêu thụ 25–30 gam chất xơ mỗi ngày từ thực phẩm giàu chất xơ (trái cây tươi, rau lá và bánh mì nguyên cám) hoặc thực phẩm bổ sung chất xơ để giúp phân dễ đi ngoài hơn và giảm nhu cầu rặn.
- Sử dụng thuốc làm mềm phân : Thuốc làm mềm phân giúp tăng khả năng hấp thụ nước của phân, giúp phân dễ đi ngoài hơn mà không cần rặn.
- Sử dụng thuốc bôi ngoài da không kê đơn để điều trị bệnh trĩ : Kem bôi ngoài da trị bệnh trĩ có chứa thuốc gây tê tại chỗ như lidocaine có thể làm dịu cơn đau tạm thời. Khăn lau và kem bôi từ cây phỉ có chứa hydrocortisone cũng có thể làm dịu tình trạng viêm.
- Sử dụng thuốc chống viêm không steroid (NSAID) hoặc các thuốc giảm đau không kê đơn khác để giảm đau : Thuốc giảm đau bao gồm Tylenol (acetaminophen ) và NSAID như Advil, Motrin ( ibuprofen) có thể giúp làm giảm cơn đau nhói của bệnh trĩ ngoại.
- Tắm ngồi : Tắm ngồi là tắm nước ấm để ngâm vùng giữa bộ phận sinh dục và hậu môn (đáy chậu). Ngâm theo cách này có thể làm giảm kích ứng và co thắt cơ thắt hậu môn . Để có kết quả tốt nhất, hãy ngâm trong khoảng 20 phút sau mỗi lần đi tiêu cộng với hai hoặc ba lần mỗi ngày. Thêm muối Epsom hoặc baking soda vào nước để có kết quả tốt hơn.
- Chườm túi đá : Chườm đá vào vùng bị kích ứng trong năm đến 10 phút. Đặt một chiếc khăn giữa da và túi đá để tránh làm tổn thương da.
- Tập thể dục thường xuyên : Tập thể dục nhịp điệu vừa phải , chẳng hạn như đi bộ nhanh 20 đến 30 phút mỗi ngày, có thể kích thích chức năng ruột và giảm táo bón.
- Duy trì vệ sinh đúng cách ở vùng đáy chậu : Đổ đầy nước ấm vào bình xịt (bình rửa vùng đáy chậu) và sử dụng để vệ sinh vùng đáy chậu sau khi đi tiểu hoặc đại tiện. Việc này giúp vệ sinh vùng này nhẹ nhàng và kỹ lưỡng.
- Sử dụng sản phẩm điều trị bênh trĩ ngoại Trĩ Bách Nhiên Mộc
Khi nào trĩ ngoại cần mổ
Tuy trĩ ngoại không phải là căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng nhưng về lâu dài, nếu không được điều trị kịp thời, bệnh chuyển sang mức độ nặng có thể dẫn đến thiếu máu, hoại tử búi trĩ có thể gây nhiễm trùng lan rộng vùng hậu môn và gây nhiễm trùng máu. Thậm chí trĩ còn gây tắc ống hậu môn do sa nghẹt búi trĩ, nhiễm trùng hay hoại tử búi trĩ. Những trường hợp này thường có chỉ định phẫu thuật
Triệu chứng bệnh sẽ chỉ nặng thêm chứ không thể tự giảm nhẹ. Do bị trĩ nên máu sẽ không được lưu thông và không được cung cấp chất dinh dưỡng nên rất dễ bị nhiễm trùng hoặc hoại tử, đôi khi còn nguy hiểm đến mức nhiễm trùng máu.
Búi trĩ to dần lên đồng nghĩa với việc niêm mạc tĩnh mạch cũng sẽ mỏng dần rất dễ bị thủng tĩnh mạch, khi đó sẽ gây ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe bệnh nhân.
Khi bị trĩ ngoại thì bệnh sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bệnh nhân cũng như tâm lý. Biến chứng nguy hiểm khác ở bệnh trĩ ngoại thường gặp là: áp xe hậu môn, rò hậu môn, nứt kẽ hậu môn… là các bệnh do việc diễn tiến của bệnh trĩ gây ra. Các bệnh này làm tăng nguy cơ nhiễm trùng hậu môn, nguy hiểm hơn là gây ra ung thư nếu không được điều trị kịp thời. Tdoctor hy vọng với bài chia sẻ trên các bạn đã có kiến thức về trĩ ngoại này, chúc mọi người có thật nhiều sức khỏe.
-
SP CHÍNH HÃNG
Đa dạng và chuyên sâu
-
ĐỔI TRẢ TRONG 30 NGÀY
kể từ ngày mua hàng
-
CAM KẾT 100%
chất lượng sản phẩm
-
MIỄN PHÍ VẬN CHUYỂN
theo chính sách giao hàng
Xem danh sách nhà thuốc trên toàn quốc
-
Duy Nguyễn Nhất
Rất tuyệt vời, đặc biệt trong mùa dịch đi lại khó khăn. Chúc tdoctor ngày càng phát triển và mở rộng phạm vi ra nhiều tỉnh hơn, nhất là vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
-
Quốc Bình Vũ
Ứng dụng rất hay. Giúp mọi người hạn chế bệnh gì cũng phải đến bệnh viện khám. Đỡ mất thời gian, công sức và tiền bạc vì nhiều khi vô gặp bs cũng chỉ cần hỏi vài câu và cho SP.
-
Nguyễn Ngọc Minh
Em bị ung thư thấy bác sĩ tuyến trung ương trong hệ thống tdoctor, bác sĩ bên tdoctor rất nhiệt tình, rất tiện cho trường hợp mua sản phẩm dược và thực phẩm chức uy tín online.