Bệnh K máu là gì? Những dấu hiệu của người mắc K máu
17/01/2025 00:56:57
Hiện nay, K máu ở nước ta có xu hướng tăng lên trong những năm gần đây và gặp các thể bệnh khác nhau. Bệnh có nhiều dạng khác nhau, trong đó các dạng phổ biến nhất là bệnh bạch cầu, ung thư hạch bạch huyết và đa u tủy xương. Vậy K máu là bệnh gì?
Bệnh K máu là gì?
K máu hay ung thư máu là nhóm bệnh của cơ quan tạo máu. Đây là bệnh ác tính do các tế bào ung thư gây nên.
Ung thư máu không chia giai đoạn I, II, III… như nhiều bệnh ung thư khác. Khi nói về sự tiến triển của bệnh, K máu được chia thành thể cấp tính và mãn tính. K máu cấp tính và mãn tính được chia thành các dòng tế bào.K máu được gặp các thể bệnh khác nhau như ung thư máu cấp tính, ung thư máu mãn tính dòng bạch cầu hạt, dòng lympho, dòng mono…
K máu cũng thay đổi tuỳ theo tuổi, giới tính và một số yếu tố khác
Ai có nguy cơ mắc K máu?
Mặc dù các chuyên gia không chắc chắn về nguyên nhân gây ra K máu cấp tính, tuy nhiên họ đã xác định được một số yếu tố nguy cơ gây bệnh bao gồm:
- Tiếp xúc với tia xạ.
- Tiếp xúc nhiều lần với một số hóa chất (ví dụ: benzen…).
- Nhiễm virus HTLV1, HTLV2.
- Sau hóa trị, sau các bệnh rối loạn sinh tủy/tăng sinh tủy ác tính
- Người mắc bệnh di truyền như hội chứng Down…
Dấu hiệu của K máu
Hiện nay có 3 loại K máu chính là bệnh bạch cầu, ung thư hạch bạch huyết và đa u tuỷ xương. Dấu hiệu K máu của từng loại bệnh cụ thể như sau:
Bệnh bạch cầu
Bệnh bạch cầu có nhiều phân loại bệnh ảnh hưởng đến cả trẻ em và người lớn với mức độ phát triển khác nhau. Bệnh bạch cầu cấp dòng tủy và bệnh bạch cầu cấp dòng lymhpho là hai phân loại bệnh bạch cầu rất phổ biến, bệnh bạch cấp tính dòng tủy phát bệnh ở trẻ em và người lớn, trong khi bệnh bạch cầu dòng lymhpo thì phổ biến nhất ở trẻ em. Người lớn cũng là đối tượng thường mắc bệnh bạch cầu mạn tính dòng tủy và bệnh bạch cầu mạn tính dòng lympho. Bệnh bạch cầu cấp tính có tốc độ tiến triển nhanh, trong khi các dạng bệnh mạn tính lại phát triển chậm hơn, đôi khi cũng không hề phát hiện ra dấu hiệu bệnh trong thời gian dài.
Dấu hiệu và triệu chứng: Bệnh nhân thường bị thiếu máu và mệt mỏi do số lượng hồng cầu giảm, khả năng miễn dịch bị suy giảm và thường xuyên bị sốt do số lượng bạch cầu bất thường, và làm tăng tình trạng chảy máu do tiểu cầu thấp. Một số bệnh nhân không biểu hiện triệu chứng, và K máu chỉ được phát hiện thông qua các xét nghiệm định kỳ cho thấy số lượng bạch cầu vô cùng bất thường.
U lympho
U lympho là một loại K máu có thể phát bệnh ở mọi đối tượng từ thanh thiếu niên đến người cao tuổi, bệnh chủ yếu được chia thành hai loại: u lympho Hodgkin và u lympho không Hodgkin phổ biến hơn, chiếm hơn 90% các trường hợp u lympho ở Singapore.
Dấu hiệu và triệu chứng: Dấu hiệu thường gặp nhất của u lympho là hạch bạch huyết sưng ở các vùng như cổ, nách hoặc bẹn. Các triệu chứng khác bao gồm sốt không rõ nguyên nhân, sụt cân và đổ mồ hôi đêm, đôi khi vã mồ hôi nhiều đến mức bệnh nhân phải thường xuyên thay quần áo hoặc ga trải giường vào ban đêm. Ngoài ra còn có các triệu chứng như lờ đờ, khó thở (đặc biệt nếu khối u nằm gần thành ngực), không dung nạp rượu bia và phát ban có liên quan đến u lympho. Biểu hiện của u lympho rất đa dạng; nhiều trường hợp từ khối u da ở vùng trực tràng đến các nhân tuyến giáp mà thực chất là u lympho.
Đa u tủy xương
Bệnh chủ yếu xuất hiện ở người cao tuổi và đang ngày càng phổ biến hơn ở Singapore vì mật độ dân số đang già hóa. Loại ung thư này có đặc trưng tích tụ các đột biến gen theo thời gian ảnh hưởng đáng kể đến nhiều cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là thận.
Dấu hiệu và triệu chứng: Thông thường, đa u tủy không biểu hiện bất kỳ triệu chứng nào ở giai đoạn đầu. Tuy nhiên, khi bệnh tiến triển, các triệu chứng như protein niệu (protein lẫn trong nước tiểu), suy thận, đau lưng ngày càng nghiêm trọng, gãy xương không rõ nguyên nhân và mệt mỏi do thiếu máu cũng có thể xuất hiện. Những triệu chứng này làm nổi bật ảnh hưởng toàn thân của ung thư lên cơ thể.
Bệnh K máu sống được bao lâu?
Nhiều người thắc mắc liệu K máu có chữa được không? Mỗi người sẽ có khả năng đáp ứng với điều trị và hiệu quả điều trị khác nhau. Do đó, không có cách nào để xác định chính xác người bệnh K máu sống được bao lâu. Phần lớn trường hợp, thời gian sống của người bệnh phụ thuộc vào:
- Loại và giai đoạn của ung thư
- Ung thư đã xuất hiện ở hạch bạch huyết ở háng chưa
- Sức khỏe tổng thể của bạn
- Các phương pháp bạn từng được điều trị
Bệnh bạch cầu dòng tủy mạn tính: Những người được chẩn đoán ở giai đoạn đầu có thể sống trung bình là 98 tháng (khoảng 8 năm); Những người được chẩn đoán ở giai đoạn giữa, có thời gian sống trung bình là 65 tháng ( 5,5 năm); Ở giai đoạn cuối, thời gian sống chỉ còn 42 tháng (khoảng gần 4 năm).
Bệnh bạch cầu dòng tủy cấp tính: Đây là loại phổ biến nhất của bệnh bạch cầu ở người trưởng thành. Nếu phát hiện sớm, thống kê cho thấy 20% đến 40% bệnh nhân sống ít nhất 60 tháng (5 năm). Tuy nhiên, người lớn tuổi mắc bệnh này thường có tiên lượng khá kém.
Bệnh bạch cầu lympho mạn tính: Nếu bệnh chỉ ảnh hưởng đến các tế bào B, bệnh nhân có thể sống từ 10-20 năm. Tuy nhiên, những người có bệnh bạch cầu lympho mãn tính tế bào T có tuổi thọ rất thấp.
Bệnh bạch cầu lympho cấp tính: Những người mắc loại bệnh bạch cầu này trung bình chỉ sống được 4 tháng. Tuy nhiên, khoảng 80% trẻ em bị bệnh bạch cầu lympho cấp tính có thể chữa khỏi hoàn toàn. Người lớn chỉ có 40% cơ hội chữa khỏi bệnh, và điều này phụ thuộc chủ yếu vào giai đoạn tiến triển của bệnh. Trẻ em trong nhóm tuổi 3-7 có cơ hội phục hồi hoàn toàn cao nhất.
Nhìn chung, các dấu hiệu nhận biết ung thư máu thường xuất hiện muộn với triệu chứng đầu tiên là ốm, sốt, dễ khiến người bệnh chủ quan và bỏ qua. Để chẩn đoán xác định bệnh K mau, người bệnh cần làm xét nghiệm máu. Nếu kết quả nghi ngờ, người bệnh sẽ được chỉ định làm thêm xét nghiệm tủy đồ và/hoặc sinh thiết tủy xương để chẩn đoán xác định bệnh. Đồng thời làm thêm các xét nghiệm di truyền, miễn dịch, chẩn đoán hình ảnh và các xét nghiệm khác để phân loại thể bệnh, giai đoạn bệnh, phân nhóm nguy cơ, theo dõi điều trị.
-
SP CHÍNH HÃNG
Đa dạng và chuyên sâu
-
ĐỔI TRẢ TRONG 30 NGÀY
kể từ ngày mua hàng
-
CAM KẾT 100%
chất lượng sản phẩm
-
MIỄN PHÍ VẬN CHUYỂN
theo chính sách giao hàng
Xem danh sách nhà thuốc trên toàn quốc
-
Duy Nguyễn Nhất
Rất tuyệt vời, đặc biệt trong mùa dịch đi lại khó khăn. Chúc tdoctor ngày càng phát triển và mở rộng phạm vi ra nhiều tỉnh hơn, nhất là vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
-
Quốc Bình Vũ
Ứng dụng rất hay. Giúp mọi người hạn chế bệnh gì cũng phải đến bệnh viện khám. Đỡ mất thời gian, công sức và tiền bạc vì nhiều khi vô gặp bs cũng chỉ cần hỏi vài câu và cho SP.
-
Nguyễn Ngọc Minh
Em bị ung thư thấy bác sĩ tuyến trung ương trong hệ thống tdoctor, bác sĩ bên tdoctor rất nhiệt tình, rất tiện cho trường hợp mua sản phẩm dược và thực phẩm chức uy tín online.