Tdoctor
Ứng dụng Tdoctor
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
tdoctor

K tuyến giáp giai đoạn đầu và những thông tin bạn cần phải biết

13/12/2024 21:56:56

Ung thư tuyến giáp là tình trạng tăng sinh bất thường các tế bào tuyến giáp. Đây là bệnh lý ác tính thường gặp nhất trong số các ung thư tuyến nội tiết. Tuy nhiên, K tuyến giáp giai đoạn đầu lại là một trong những dạng ung thư có tiên lượng khả quan nhất, thường được phát hiện sớm và điều trị hiệu quả.

K tuyến giáp giai đoạn đầu là gì?

K tuyến giáp hay ung thư tuyến giáp giai đoạn đầu là thời điểm các tế bào ung thư khu trú ở tuyến giáp mới bắt đầu hình thành và phát triển, chưa xâm lấn đến bất kỳ cơ quan nào. Nếu được phát hiện trong giai đoạn này thì cơ hội chữa khỏi bệnh là rất cao, có thể lên đến 100%.

K tuyến giáp chia làm 4 giai đoạn, giai đoạn 1 kích thước khối u dưới 1 cm và còn giới hạn trong tuyến giáp, giai đoạn 2 kích thước từ 2 đến 4cm và vẫn nằm trong tuyến giáp, giai đoạn 3 kích thước lớn hơn 4cm và đã di căn ra đến hạch dùng và giai đoạn thứ 4 khối u đã di căn xa.

Dựa vào đặc điểm mô bệnh học, ung thư tuyến giáp được chia thành 2 thể chính là thể biệt hóa và không biệt hóa. Đa số các trường hợp ung thư tuyến giáp được chẩn đoán ở thể biệt hóa. Đây là thể bệnh có tiến triển chậm, thường được phát hiện ở giai đoạn sớm và có tiên lượng điều trị tốt. Trong khi đó ung thư tuyến giáp thể không biệt hóa thường có tiến triển rất nhanh, chủ yếu được phát hiện ở giai đoạn muộn, có tiên lượng xấu.

Có thể bạn quan tâm:

k-tuyen-giap-giai-doan-dau

Chẩn đoán ung thư tuyến giáp giai đoạn đầu

K tuyến giáp giai đoạn đầu gây ra ít những triệu chứng điển hình, nhưng người bệnh vẫn có thể nhận thấy những thay đổi đối với cơ thể nếu theo dõi chặt chẽ. Dấu hiệu của bệnh thường bắt đầu bằng việc bị sưng cổ kèm theo có hạch dùng, cùng với việc nói khàn giọng, khó nuốt, khó thở là những triệu chứng bất thường. Bên cạnh đó còn có một số triệu chứng ít gặp như bị chảy máu mũi, máu miệng, đau nhức xương, đối với phụ nữ sẽ rối loạn kinh nguyệt, rụng tóc, khô da, sụt cân không rõ nguyên nhân…nên nhanh chóng đi thăm khám tại các bệnh viện uy tín để có thể phát hiện ung thư tuyến giáp ở giai đoạn càng sớm càng tốt.

Trước tiên bác sĩ sẽ khai thác bệnh sử, các dấu hiệu nghi ngờ, thăm khám tuyến giáp, sau đó sẽ chỉ định các xét nghiệm, kiểm tra cận lâm sàng để xác định bệnh.

  • Siêu âm tuyến giáp: Siêu âm tuyến giáp thường được chỉ định đầu tiên để kiểm tra, phát hiện sớm bất thường tại tuyến giáp. Siêu âm cho phép đánh giá vị trí, kích thước, đặc điểm u tuyến giáp với các mức độ nguy cơ ác tính.
  • Xét nghiệm máu: Các xét nghiệm như FT4, TSH,... cho phép đánh giá chức năng tuyến giáp.
  • Chụp cắt lớp vi tính hay cộng hưởng từ vùng cổ: Các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh này giúp đánh giá tổn thương tuyến giáp đầy đủ, chính xác hơn.
  • Giải phẫu bệnh: Khi xuất hiện nhân giáp hay u giáp nghi ngờ, bác sĩ sẽ chỉ định chọc hút tế bào để làm xét nghiệm, kết quả quan sát dưới kính hiển vi sẽ gợi ý nhiều về tình trạng bệnh lý lành tính hay ác tính. Muốn khẳng định chẩn đoán ung thư tuyến giáp cần phải có mẫu bệnh phẩm để làm mô bệnh học.
  • Xạ hình tuyến giáp: Xạ hình tuyến giáp giúp đánh giá chức năng tuyến giáp, nhân giáp và tình trạng ung thư.

k-tuyen-giap-giai-doan-dau1

Điều trị K tuyến giáp giai đoạn đầu

Nếu bệnh nhân được chẩn đoán xác định mắc K tuyến giáp đang ở giai đoạn sớm thì cần tiếp nhận điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Các phương pháp điều trị sẽ được xây dựng chuyên biệt dựa trên tình trạng riêng ở mỗi người bệnh.

Phẫu thuật

Phẫu thuật là phương pháp được lựa chọn đầu tiên đối với K tuyến giáp giai đoạn đầu. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến giáp kết hợp với nạo vét hạch cổ là phương pháp điều trị tối ưu nhất. Các kỹ thuật bao gồm:

  • Cắt một thùy và eo giáp trạng
  • Cắt toàn bộ tuyến giáp
  • Khi bệnh nhân bị ung thư tuyến giáp thể biệt hóa di căn hạch, theo khuyến cáo của Hiệp hội Nội tiết học lâm sàng Hoa Kỳ thì phẫu thuật cắt tuyến giáp toàn bộ và vét hạch cổ là tối ưu nhất. Đây là biện pháp lý tưởng, làm giảm tái phát tại chỗ và nâng cao chất lượng sống của bệnh nhân, tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng i-ốt 131 điều trị hủy mô giáp còn sót lại sau phẫu thuật.

K tuyến giáp thường có nhiều ổ, các nghiên cứu giải phẫu bệnh sau phẫu thuật cho thấy 32% số bệnh nhân có các ổ ung thư ở cả hai thùy, 50% có nhiều ổ nhỏ trong một thùy. Nên hiện nay phẫu thuật cắt tuyến giáp toàn bộ là chỉ định được lựa chọn ở các trung tâm chuyên khoa về tuyến giáp.

Điều trị sau phẫu thuật ung thư tuyến giáp

Phương pháp i-ốt 131: Chỉ có tác dụng với những trường hợp ung thư tuyến giáp thể biệt hóa - là loại tế bào ung thư có khả năng hấp thu i-ốt 131. I-ốt 131 là một đồng vị phóng xạ, có tác dụng loại bỏ phần tổ chức tuyến giáp còn sót sau phẫu thuật bao gồm cả mô giáp lành tính và cả những ổ ung thư rất nhỏ. Tạo điều kiện theo dõi sự tiến triển của bệnh bằng định lượng nồng độ thyroglobulin (Tg) – một protein chỉ có nguồn gốc từ mô giáp. Vì vậy, khi tuyến giáp đã được loại bỏ hoàn toàn Tg được coi là chất chỉ điểm đáng tin cậy trong theo dõi tiến triển của bệnh. Điều trị những ổ di căn ung thư tại các tổ chức hạch, phổi, xương…

k-tuyen-giap-giai-doan-dau2

Điều trị nội tiết: Sử dụng hormone tuyến giáp hay liệu pháp ức chế TSH nhằm ức chế TSH huyết thanh. Levothyroxine được sử dụng với liều cao hơn nhu cầu sinh lý bình thường để ức chế sự sản xuất TSH của tuyến yên.

Levothyroxine được dùng cho bệnh nhân ung thư tuyến giáp sau phẫu thuật cắt tuyến giáp toàn bộ vào khoảng thời gian giữa các đợt điều trị i-ốt 131 và khi bệnh nhân đã xóa sạch mô giáp sót. Mục đích của liệu pháp hormone là thay thế hoạt động của tuyến giáp đã cắt bỏ và ức chế TSH, hạn chế sự phát triển của các tế bào ung thư có nguồn gốc từ tế bào nang tuyến, tác dụng giảm tỷ lệ tái phát và tăng thời gian sống thêm.

Xạ trị ngoài: Mặc dù xạ trị ngoài trong ung thư tuyến giáp là một vấn đề còn nhiều tranh luận, nhất là với K tuyến giáp giai đoạn đầu ung thư thể biệt hóa. Nhưng xạ trị ngoài là chỉ định không thể thiếu trong di căn xương nhưng không phẫu thuật được, hoặc di căn cột sống, hoặc nền sọ mà không bắt i-ốt phóng xạ. Chỉ định cho các trường hợp phẫu thuật không lấy hết được tổ chức ung thư, có nguy cơ tái phát, ung thư thể không biệt hóa hoặc phối hợp với i-ốt 131 để tăng hiệu quả của i-ốt phóng xạ.

Nên phát hiện sớm và điều trị kịp thời trước gì tới giai đoạn ung thư tiến triển, vì có tiên lượng xấu hơn nhiều, giảm thời gian sống, ảnh hưởng đến chất lượng người bệnh, cũng như tăng chi phí điều trị. Cho nên, khi phát hiện K tuyến giáp giai đoạn đầu, bạn nên tập trung điều trị sớm để hạn chế các biến chứng nguy hiểm về sau. Tdoctor hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu hơn về căn bệnh này.

  • tdoctor

    SP CHÍNH HÃNG

    Đa dạng và chuyên sâu

  • tdoctor

    ĐỔI TRẢ TRONG 30 NGÀY

    kể từ ngày mua hàng

  • tdoctor

    CAM KẾT 100%

    chất lượng sản phẩm

  • tdoctor

    MIỄN PHÍ VẬN CHUYỂN

    theo chính sách giao hàng

tdoctor

Xem danh sách nhà thuốc trên toàn quốc

Bạn có thể tìm kiếm theo tên hoặc công dụng

Đang xử lý...