Tdoctor
Ứng dụng Tdoctor
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
tdoctor

Dấu hiệu nhận biết sâu răng ăn vào tủy - cách chữa trị kịp thời

25/12/2024 22:12:15

Sâu răng ăn vào tủy là giai đoạn nghiêm trọng của quá trình sâu răng, không chỉ gây đau nhức với người bệnh mà còn có thể dẫn đến hôi miệng, gãy hoặc vỡ răng, thậm chí có khả năng mất răng. Do đó, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ dấu hiệu cũng như cách chữa trị sâu răng kịp thời.

sau-rang-an-vao-tuy

Sâu răng ăn vào tủy

Sâu răng ăn vào tủy là gì?

Tủy răng nằm ở trung tâm răng, được bảo vệ bởi lớp men và ngà răng phủ bao quanh, là trung tâm cung cấp máu và chứa dây thần kinh giữ cho răng duy trì sự sống, cung cấp dinh dưỡng cho răng. Khi sâu răng tiến triển mạnh đến giai đoạn 3, vi khuẩn không chỉ xâm nhập trong lớp men, ngà răng mà còn dẫn đến tổn thương tủy. Những cơn đau nhức này ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của người bệnh.

Dấu hiệu sâu răng ăn vào tủy

Các dấu hiệu và triệu chứng của sâu răng ăn vào tủy sẽ xuất hiện qua từng giai đoạn phát triển, cụ thể như sau:

Ở giai đoạn đầu

Sâu răng ăn vào tủy ở giai đoạn đầu bệnh sẽ thể hiện các triệu chứng như răng nhạy cảm, ê buốt với nhiệt độ, hay cảm giác nóng hay lạnh khi ăn, tăng giảm nhiệt độ bên ngoài do thời tiết gây ảnh hưởng. Người bệnh sẽ thấy một cơn đau nhức, ê buốt nhẹ và vùng răng sâu tổn thương như bị nhói đau, nhưng không biểu hiện rõ ràng.

Ở giai đoạn sau

Giai đoạn này cơn đau nhức sẽ trở nên dữ dội hơn, lan lên cả đỉnh đầu, người bệnh sẽ khó xác định rõ vị trí răng bị bệnh. Cơn đau có thể kéo dài từ nhiều giờ đến một ngày, cảm giác răng không muốn ăn, không muốn hoạt động, bứt rứt ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.

Giai đoạn nặng

Đây là giai đoạn nghiêm trọng nhất bởi các triệu chứng của sâu răng ăn vào tủy được biểu hiện rõ ràng nhất. Người bệnh thường có các biểu hiện như hôi miệng, viêm nướu miệng và các nốt trắng xuất hiện ở nướu xung quanh răng sâu. Ngoài ra, mủ cũng có thể xuất hiện hoặc chảy ra từ chân răng, mặt sưng, răng lung lay và răng dễ gãy vỡ.

Có thể bạn quan tâm:

sau-rang-an-vao-tuy1

Dấu hiệu sâu răng ăn vào tủy

Cách trị sâu răng ăn vào tủy hiệu quả

Dựa vào tình trạng cụ thể của răng và mức độ biến chứng, các bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị sâu răng ăn vào tủy phù hợp với từng trường hợp:

Trong giai đoạn đầu sâu răng ăn vào tủy

Ở mức độ này, bác sĩ sẽ thực hiện phương pháp gây tê, mở buồng tủy và bơm rửa răng, làm sạch phần tủy đã bị nhiễm khuẩn. Bác sĩ sẽ trám bít ống tủy bằng vật liệu chuyên dụng để ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn cũng như phòng tránh viêm nhiễm tái phát.

Nhiễm trùng chóp răng do sâu ăn vào tủy

Trong trường hợp nhiễm trùng sâu răng ăn vào tủy, bác sĩ có thể đề xuất tiểu phẫu cắt cuống răng để loại bỏ ổ viêm răng. Bác sĩ sẽ hàn kín chân răng, khâu lại phần niêm mạc để phục hồi nhanh chóng.

Răng chết tủy do sâu răng

Nhổ răng là biện pháp cần thiết lúc này. Bác sĩ sẽ tiến hành gây mê và thực hiện nhổ răng một cách nhẹ nhàng. Bệnh nhân được khuyến cáo phục hình răng sớm để đảm bảo chức năng ăn nhai và thẩm mỹ.

Bất kể sâu răng ăn vào tủy đang ở giai đoạn nào, thì việc điều trị cần được thực hiện tại các cơ sở nha khoa uy tín, có bác sĩ giàu kinh nghiệm và trang thiết bị hiện đại. Điều này giúp tối ưu hóa khả năng phục hồi, đồng thời giảm nguy cơ viêm nhiễm tái phát.

sau-rang-an-vao-tuy2

Phương pháp ngăn ngừa sâu răng ăn vào tủy

Để ngăn ngừa sâu răng ăn vào tủy, bạn có thể thực hiện các biện pháp sau để bảo vệ và chăm sóc sức khỏe răng miệng một cách hiệu quả:

  • Vệ sinh răng miệng đúng cách: Bạn cần chải răng theo chiều dọc, sử dụng bàn chải lông mềm giúp loại bỏ vi khuẩn, mảng bám còn sót lại trên răng và nướu một cách hiệu quả.
  • Sử dụng chỉ nha khoa hoặc nước súc miệng: Cần phải làm sạch sâu các kẽ răng và khoang miệng sau mỗi bữa ăn, giúp ngăn chặn vi khuẩn phát triển hạn chế tình trạng sâu răng ăn vào tủy.
  • Chế độ ăn uống lành mạnh: Hạn chế ăn đồ ăn nhanh, thực phẩm chứa nhiều đường và dầu mỡ, cần bổ sung loại thực phẩm rau xanh như rau cải và thức ăn giàu vitamin để tăng cường sức đề kháng cho răng miệng.
  • Thăm khám bác sĩ khi có dấu hiệu bất thường: Khi xuất hiện bất kỳ cơn đau hoặc có lỗ trên răng, bạn nên thăm bác sĩ để được tư vấn và hỗ trợ điều trị kịp thời.
  • Khám răng định kỳ và cạo vôi: Đặt lịch kiểm tra ít nhất mỗi 6 tháng/lần để loại bỏ mảng răng, cao răng nhằm bảo vệ lợi khỏi các chứng bệnh như viêm nướu, sâu răng.
  • Duy trì những thói quen trên đảm bảo giúp bạn bảo vệ răng luôn chắc khỏe và tự tin mỗi ngày.

Trên đây là chia sẻ của chúng tôi đã tổng hợp được từ những chuyên gia nhiều kinh nghiệm. Hi vọng bạn học thêm được một số thông tin chúng tôi đã được chia sẻ về sâu răng ăn vào tủy. Nếu bạn đang bị sâu ăn ăn vào tủy, hãy đi khám nhanh chóng và chăm sóc răng tại các cơ sở nha khoa uy tín để tránh biến chứng hoặc liên hệ ngay tới Tdoctor để nhận tư vấn từ các bạn sẽ chuyên khoa để bảo vệ răng miệng của bạn một cách tối ưu!

  • tdoctor

    SP CHÍNH HÃNG

    Đa dạng và chuyên sâu

  • tdoctor

    ĐỔI TRẢ TRONG 30 NGÀY

    kể từ ngày mua hàng

  • tdoctor

    CAM KẾT 100%

    chất lượng sản phẩm

  • tdoctor

    MIỄN PHÍ VẬN CHUYỂN

    theo chính sách giao hàng

tdoctor

Xem danh sách nhà thuốc trên toàn quốc

Bạn có thể tìm kiếm theo tên hoặc công dụng

Đang xử lý...