Tdoctor
Ứng dụng Tdoctor
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
tdoctor

Ung thư cổ tử cung tại chỗ là gì? Những điều bạn chưa biết

16/01/2025 23:36:35

Ung thư cổ tử cung tại chỗ xảy ra khi các tế bào bất thường hình thành bên trong lớp lót của cổ tử cung, chưa ăn sâu vào mô chính hay lan sang các bộ phận khác. Thực tế, từ giai đoạn này cho tới khi mắc ung thư thực sự sẽ mất khoảng vài năm, một vài trường hợp tiến triển nhanh có thể chỉ trong vòng vài tháng. Vậy ung thư cổ tử cung tại chỗ là gì, triệu chứng và cách phòng ngừa như thế nào, cùng theo dõi qua bài viết của T-doctor bên dưới!

1. Ung thư cổ tử cung tại chỗ là gì?

Ung thư cổ tử cung tại chỗ thực chất chính là giai đoạn tiền ung thư cổ tử cung, xảy ra khi xuất hiện các tế bào biểu mô bất thường ở lớp lót cổ tử cung, chưa xâm lấn xuống mô chính hay di căn qua những bộ phận khác. Nếu không được chẩn đoán kịp thời và áp dụng phương pháp chữa trị phù hợp, khả năng tiến triển thành ung thư thực sự là rất cao.

Các tổn thương của ung thư cổ tử cung tại chỗ thường mất khoảng vài năm để phát triển thành ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên, trong một số ít trường hợp, bệnh diễn tiến chỉ trong khoảng thời gian ngắn. Do đó, việc thăm khám và chẩn đoán sớm là vô cùng quan trọng để ngăn chặn ngay các biến đổi có thể gây nguy hại tới sức khỏe.


2. Các yếu tố nguy cơ gây ra tiền ung thư cổ tử cung tại chỗ

Sau khi đã nắm rõ ung thư cổ tử cung tại chỗ là gì, nguyên nhân chủ yếu gây bệnh là do lây nhiễm virus HPV. Song song đó, một vài yếu tố nguy cơ sau đây có thể làm tăng tỷ lệ mắc các bệnh liên quan đến ung thư cổ tử cung:

  • Sinh hoạt tình dục sớm, không sử dụng biện pháp an toàn và có nhiều bạn tình.
  • Trải qua sinh nở quá nhiều lần (trên 3 con).
  • Sinh con ở độ tuổi quá trẻ (dưới 17 tuổi).
  • Điều trị không hoàn toàn các bệnh lý liên quan tới tử cung, bộ phận sinh dục như lạc nội mạc tử cung,...
  • Tiền sử gia đình có người bị bệnh ung thư cổ tử cung.
  • Người bị nhiễm bệnh Chlamydia hay dùng thuốc tránh thai thường xuyên.
  • Bị bệnh lý suy giảm miễn dịch (HIV/AIDS) hay có bệnh lý nền như: hen suyễn, đái tháo đường,...

Ngoài ra, nếu nhiễm phải tuýp virus HPV có nguy cơ cao cùng các yếu tố nguy cơ dễ hình thành nên các tổn thương ban đầu. Sau đó, chúng có thể tồn tại và âm thầm diễn tiến trong khoảng vài năm và dần gây bệnh ung thư cổ tử cung.


3. Các dấu hiệu nhận biết của ung thư cổ tử cung tại chỗ

Ở giai đoạn ung thư cổ tử cung tại chỗ, bệnh thường không xuất hiện các triệu chứng. Do đó, đa phần nhiều người không biết được rằng mình đã mắc bệnh. Thực tế, hầu như những ai bị ung thư cổ tử cung thường không có triệu chứng rõ ràng cho tới khi bệnh diễn tiến nặng hơn. Một vài biểu hiện thường gặp nhất phải kể đến như:

  • Ra máu bất thường sau thời kỳ mãn kinh.
  • Âm đạo chảy máu bất thường: sau khi quan hệ, giữa những kỳ kinh hay chu kỳ kinh nguyệt kéo dài hơn so với bình thường.
  • Sau khi quan hệ tình dục gặp cảm giác đau rát.
  • Đau ở vùng xương chậu.
  • Âm đạo tiết dịch có mùi hôi hay có thể lẫn máu.

Thực tế, nhiều trường hợp ung thư cổ tử cung tại chỗ không biểu hiện rõ ràng các triệu chứng. Chính vì thế, cần thường xuyên khám sàng lọc ung thư cổ tử cung để phát hiện sớm bệnh.


4. Bệnh ung thư cổ tử cung tại chỗ có nguy hiểm hay không?

Ung thư cổ tử cung tại chỗ chưa phải là ung thư cổ tử cung thực sự, nhưng nếu không kịp thời can thiệp, các tế bào bất thường này có nguy cơ cao diễn tiến thành ung thư. Chính vì vậy, giai đoạn này chưa phải là nguy hiểm mà có thể điều trị hoàn toàn. Đồng thời, không ảnh hưởng đến chức năng sinh sản hay sức khỏe của người bệnh như những giai đoạn khác.

Sau giai đoạn này, từ 5-10% bệnh nhân diễn tiến thành ung thư cổ tử cung. Tỷ lệ chữa khỏi bệnh giảm dần theo các giai đoạn của bệnh. Với giai đoạn 1, khoảng 80-90 ca bệnh được chữa khỏi, ở giai đoạn 2 chỉ còn khoảng 60%, giai đoạn 3 là 30% là giai đoạn 4 chỉ còn lại 15% khả năng sống sót sau 5 năm.


5. Cách phòng ngừa nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung

Để phòng ngừa nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung cũng như bảo vệ sức khỏe sinh sản, phái đẹp cần chú ý:

  • Tiêm vắc xin phòng ngừa HPV khi đang từ 9-26 tuổi.
  • Định kỳ thăm khám, tầm soát ung thư cổ tử cung 3 năm/lần từ 21 tuổi trở đi.
  • Luôn giữ vùng kín sạch sẽ và thoáng mát.
  • Mối quan hệ 1 vợ 1 chồng để tránh tiếp xúc với các loại virus lây lan qua đường tình dục.
  • Sử dụng biện pháp quan hệ lành mạnh, an toàn bằng cách dùng bao cao su.
  • Duy trì lối sống khoa học, lành mạnh để nâng cao sức đề kháng. Đồng thời, tránh uống rượu bia, thuốc lá và chú ý khẩu phần ăn đầy đủ dinh dưỡng.
  • Vận động và tập luyện các bài tập thể dục thể thao điều độ..

Như vậy, qua bài viết Tdoctor cung cấp trên chắc hẳn bạn đã nắm rõ ung thư cổ tử cung tại chỗ là gì, căn bệnh này hoàn toàn có thể điều trị khỏi khi phát hiện sớm. Chính vì thế, nếu được chẩn đoán mắc ung thư cổ tử cung tại chỗ cũng không nên quá lo lắng, hãy tuân theo đúng phác đồ trị bệnh của bác sĩ. Chỉ cần giữ vững tinh thần lạc quan, thoải mái sẽ đem lại những hiệu quả chữa bệnh tích cực nhất.

  • tdoctor

    SP CHÍNH HÃNG

    Đa dạng và chuyên sâu

  • tdoctor

    ĐỔI TRẢ TRONG 30 NGÀY

    kể từ ngày mua hàng

  • tdoctor

    CAM KẾT 100%

    chất lượng sản phẩm

  • tdoctor

    MIỄN PHÍ VẬN CHUYỂN

    theo chính sách giao hàng

tdoctor

Xem danh sách nhà thuốc trên toàn quốc

Bạn có thể tìm kiếm theo tên hoặc công dụng

Đang xử lý...