Tdoctor
Ứng dụng Tdoctor
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
tdoctor

Chia sẻ tất tần tật thông tin quan trọng về ung thư cổ tử cung

16/01/2025 21:34:48

Ung thư cổ tử cung là dạng bệnh ung thư khá phổ biến và nguy hiểm top đầu của phụ nữ trên toàn thế giới. Nếu được chẩn đoán sớm, ung thư cổ tử cung có khả năng chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, hầu như bệnh thường không được nhận biết sớm bởi các triệu chứng không mấy rõ ràng. Ở nước ta, bệnh ngày càng “trẻ hóa”, có trường hợp bé gái chỉ mới 14 tuổi đã mắc phải.

1. Ung thư cổ tử cung là gì?

Cổ tử cung của các chị em được bao phủ thông qua lớp mô mỏng - lớp mô này cấu thành từ những tế bào. Ung thư cổ tử cung bắt nguồn từ các tế bào ở cổ tử cung (là phần dưới tử cung) phát triển vượt mức kiểm soát của cơ thể. Các tế bào mới này phát triển với tốc độ mạnh mẽ và hình thành khối u trong cổ tử cung.


2. Ung thư cổ tử cung do đâu? Nguyên nhân không thể bỏ qua

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến căn bệnh ung thư cổ tử cung là do nhiễm HPV, là loại virus thường lây qua đường tình dục. Nhất là với các tuýp HPV 16, 18, 45 và 56 có nguy cơ cao gây ung thư cổ tử cung. Trong đó, tuýp 18 thường gây ra ung thư biểu mô kém biệt hóa và ung thư biểu mô tuyến, còn tuýp 16 thường gây ra ung thư biểu mô vảy sừng hóa.

Ngoài ra, yếu tố nguy cơ khác như hành vi tình dục, nếu bạn nữ sinh hoạt tình dục sớm hay có nhiều bạn tình rất dễ nhiễm HPV cũng như các loại nhiễm trùng khác. Hơn nữa, nhiễm Herpes virus cũng làm tăng khả năng nhiễm HPV.

Bên cạnh đó, đôi khi tinh dịch sẽ có các yếu tố dễ gây biến đổi tế bào của cổ tử cung. Khi bị suy giảm miễn dịch sẽ khiến cơ thể khó loại bỏ nhiễm trùng HPV, từ đó nguy cơ mắc ung thư cao hơn. Đồng thời, hút thuốc lá dễ làm hệ miễn dịch suy yếu và dễ bị ung thư cổ tử cung hơn. Không những thế, nếu dinh dưỡng không đảm bảo cũng dễ gây suy giảm sức đề kháng cơ thể với nhiễm trùng HPV.


3. Ung thư cổ tử cung có hiện tượng gì?

Một vài dấu hiệu của ung thư cổ tử cung không thể bỏ qua như:

  • Đau rát ở vùng chậu hay đau trong lúc quan hệ tình dục.
  • Âm đạo tiết dịch bất thường, thường tiết nhiều hơn, mùi hôi và màu xám đục.
  • Âm đạo chảy máu bất thường, đặc biệt là sau quan hệ tình dục, giữa các chu kỳ kinh nguyệt, sau khi thăm khám phụ khoa hay sau thời kỳ mãn kinh.
  • Đi tiểu có cảm giác khó chịu và tiểu nhiều lần.
  • Đi tiểu hay đại tiện có lẫn máu (là triệu chứng của ung thư cổ tử cung đã xâm lấn trực tràng, bàng quang).
  • Chu kỳ kinh nguyệt kéo dài và khá thất thường.
  • Mệt mỏi, sụt cân mà không rõ nguyên do.


4. Các phương pháp chữa trị ung thư cổ tử cung áp dụng phổ biến nhất

Phụ thuộc vào tình trạng bệnh cụ thể, bác sĩ sẽ chỉ định áp dụng liệu pháp điều trị phù hợp nhất. Việc chữa trị ung thư cổ tử cung thường kết hợp các phương pháp với nhau nhằm tiêu diệt khối u và các tế bào ung thư triệt để nhất.

4.1 Phẫu thuật

Đây là phương pháp được áp dụng rộng rãi nhất, nhất là với trường hợp ung thư cổ tử cung ở giai đoạn 1. Khi tế bào ung thư đã xâm lấn vào cổ tử cung nhưng chưa lan sang các bộ phận khác, thực hiện cắt bỏ một phần hay toàn bộ cổ tử cung nhằm loại bỏ khối u hiệu quả.

4.2 Hóa trị

Hóa trị thường được áp dụng với bệnh nhân ung thư cổ tử cung đã di căn, nhằm tiêu diệt các tế bào ung thư và cả tế bào lành ở khu vực mắc bệnh. Phương pháp này thường được bác sĩ chỉ định ở giai đoạn bệnh diễn tiến nặng, có thể kết hợp cùng xạ trị hay phẫu thuật.

4.3 Xạ trị

Bác sĩ thường chỉ định xạ trị khi bệnh ung thư cổ tử cung vào giai đoạn 2, 3. Lúc này, khối u đã di căn sang các mô lân cận cổ tử cung, âm đạo và có khi lan khắp vùng chậu. Việc sử dụng những tia phóng xạ có năng lượng cao nhằm thu nhỏ kích cỡ của khối u và diệt trừ các tế bào ung thư di căn. Kỹ thuật xạ trị thường kết hợp cùng phẫu thuật và hóa trị để nâng cao hiệu quả.


4.4 Liệu pháp nhắm trúng đích

Liệu pháp này sẽ sử dụng các loại thuốc để nhắm vào tế bào ung thư, không gây tác động tới những tế bào bình thường, khỏe mạnh.

4.5 Liệu pháp miễn dịch

Đây là phương pháp điều trị mới trong việc điều trị ung thư. Những loại thuốc miễn dịch như: Atezolizumab, Pembrolizumab,... được áp dụng và tạo nhiều kết quả khả quan.

5. Nên làm gì để ngăn ngừa nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung?

Ngoài việc nhận biết các triệu chứng của ung thư cổ tử cung để chủ động thăm khám bác sĩ kịp thời, nên chú ý đến các yếu tố sau nhằm phòng ngừa và giảm thiểu tối đa nguy cơ mắc bệnh:

  • Vệ sinh bộ phận sinh dục đúng cách và sạch sẽ.
  • Có đời sống tình dục an toàn và lành mạnh, dùng bao cao su trong khi qua hệ tình dục.
  • Xây dựng lối sống khoa học: chế độ dinh dưỡng đầy đủ và cân đối khẩu phần ăn uống hợp lý. Đồng thời, tránh tối đa sử dụng chất kích thích hay rượu bia, luyện tập thể dục thể thao điều độ, thường xuyên, từ bỏ thói quen hút thuốc,...
  • Duy trì cân nặng ở mức ổn định, không để gặp phải vấn đề thừa cân, béo phì.
  • Định kỳ thăm khám sức khỏe, tầm soát ung thư theo khuyến cáo của bác sĩ.

Kết lại, bài viết Tdoctor cung cấp trên đã giúp bạn nắm rõ các thông tin xoay quanh căn bệnh ung thư cổ tử cung, từ dấu hiệu nhận biết, phương pháp điều trị, cách phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh,... Qua đó, cần chủ động thăm khám bác sĩ để được kiểm tra, chẩn đoán khi gặp phải các biểu hiện bất thường, tiềm ẩn nguy cơ cao của ung thư cổ tử cung để tiến hành chữa trị sớm nhất.

  • tdoctor

    SP CHÍNH HÃNG

    Đa dạng và chuyên sâu

  • tdoctor

    ĐỔI TRẢ TRONG 30 NGÀY

    kể từ ngày mua hàng

  • tdoctor

    CAM KẾT 100%

    chất lượng sản phẩm

  • tdoctor

    MIỄN PHÍ VẬN CHUYỂN

    theo chính sách giao hàng

tdoctor

Xem danh sách nhà thuốc trên toàn quốc

Bạn có thể tìm kiếm theo tên hoặc công dụng

Đang xử lý...