Tdoctor
Ứng dụng Tdoctor
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
tdoctor

Bật mí những thông tin quan trọng về ung thư ruột non

14/01/2025 22:29:02

Ruột non là bộ phận nằm trong hệ tiêu hóa có nhiệm vụ hấp thu các chất dinh dưỡng. Ung thư ruột non là dạng bệnh tương đối hiếm gặp, ngày nay đã có nhiều phương pháp chẩn đoán và chữa trị hiệu quả. Tuy nhiên, cần phát hiện sớm và có biện pháp phòng ngừa nhằm hỗ trợ tiến trình điều trị suôn sẻ hơn. Cùng T-doctor tìm hiểu chi tiết các thông tin xoay quanh căn bệnh ung thư ruột non ngay sau đây!

1. Ung thư ruột non là gì?

Ruột non có cấu trúc hình dạng ống dài, ở giữa ruột già và dạ dày, có 3 bộ phận chính: hồi tràng, hỗng tràng và tá tràng. Chức năng chính là tiêu hóa thức ăn và hấp thu các chất dinh dưỡng. Ngoài ra, ruột non còn góp phần vào hoạt động của hệ miễn dịch cơ thể, đồng thời ngăn chặn những tác nhân như virus, vi khuẩn xâm nhập.

Ung thư ruột non là khi có sự tăng sinh bất thường của các tế bào ở ruột non hình thành nên các khối u. Tỷ lệ mắc bệnh khá hiếm, các dấu hiệu cũng dễ nhầm lẫn với loại bệnh khác, do đó việc chẩn đoán và điều trị chậm trễ. Căn bệnh ung thư ruột non thường gặp ở độ tuổi từ 50-60 tuổi.

ung-thu-ruot-non

2. Các dấu hiệu ung thư ruột non không thể bỏ qua

Ở giai đoạn đầu, bệnh thường không có các triệu chứng rõ ràng và dễ nhầm với các bệnh liên quan tới đường tiêu hóa khác. Một vài trường hợp khi được chẩn đoán thì bệnh đã tiến triển khá nặng, dẫn đến khó khăn trong tiến trình điều trị. Chính vì thế, người bệnh cần thăm khám bác sĩ ngay khi xuất hiện các biểu hiện sau:

  • Đau bụng: đây là dấu hiệu khá phổ biến và dễ nhầm với các loại bệnh đường tiêu hóa khác nhất. Do đó, đừng nên chủ quan mà hãy thăm khám ngay khi gặp tình trạng đau bụng dữ dội hay âm ỉ.
  • Tiêu chảy: đi ngoài phân lỏng hơn 3 lần trong một ngày.
  • Phân có lẫn máu: người mắc ung thư ruột non thì máu trong phân sẽ không đỏ tươi mà sẽ màu đen như màu bã cà phê và mùi hôi.
  • Sụt cân nhanh chóng và không rõ nguyên do, lúc này thường là ở giai đoạn cuối của bệnh.
  • Bụng nổi khối u: dấu hiệu này thường là do người bệnh phát hiện một cách tình cờ hay được chẩn đoán khi thăm khám.

ung-thu-ruot-non1

3. Ung thư ruột non có nguy hiểm không?

Tuy ung thư ruột non là căn bệnh khá hiếm gặp nhưng cực kỳ nguy hiểm nếu không phát hiện và chữa trị sớm. Đó là bởi ruột non là bộ phận đảm nhiệm vai trò quan trọng ở đường tiêu hóa, nếu bị ung thư sẽ tác động lớn đến cả hệ tiêu hóa. Khi hệ tiêu hóa không còn hoạt động khỏe mạnh, các chức năng sẽ không được thực hiện đầy đủ, từ đó đe dọa tới tính mạng của người bệnh.

4. Ung thư ruột non nên ăn gì là tốt nhất?

Người bệnh ung thư ruột non nên có khẩu phần ăn đa dạng, đảm bảo đầy đủ 4 nhóm chất thiết yếu là đạm, tinh bột, chất béo và vitamin, khoáng chất.

  • Chất động từ động vật dồi dào protein như: thịt bò, lợn, gà, vịt, ngan, trứng, cá,...
  • Tinh bột có thể bổ sung qua: ngũ cốc nguyên hạt, gạo, ngô, khoai, phở, bún,...
  • Ăn nhiều rau giàu chất chống oxy hóa nhằm thúc đẩy hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả như: cà chua, cà rốt, bắp cải,...
  • Không nên tiêu thụ nhiều hơn 300g thịt đỏ mỗi tuần, nhưng với người bệnh ung thư đang thực hiện hóa trị có thể ăn lên đến 500g/tuần nhằm bổ sung lượng hồng cầu bị mất.
  • Nên tiêu thụ nhiều lượng thịt trắng hơn thịt đỏ hay thay thế 1 phần đạm động vật thành đạm thực vật như: giá đỗ, đậu,...
  • Người bệnh nên sử dụng những loại sữa chuyên biệt chứa EPA, lượng đạm cao nhằm bổ sung năng lượng, đồng thời chứa ít lactose như: Prosure, Leanmax Hope,...
  • Tiêu thụ các thực phẩm dồi dào lượng vitamin và khoáng chất như: cà rốt, ớt chuông, bưởi, quýt, cam, bí đỏ, rau ngót,...
  • Kết hợp chất béo vào khẩu phần ăn thông qua các loại thực phẩm giàu lượng omega-3 như: hạt điều, cá hồi, cá biển, óc chó, dầu mè, vừng,...
  • Ăn nhiều sữa lên men, sữa chua để bổ sung lợi khuẩn cho đường ruột.

Đồng thời, cần tiêu thụ đúng cách các loại thực phẩm nhằm giúp bệnh nhân mắc ung thư ruột non cải thiện các triệu chứng và tiêu hóa dễ dàng hơn.

ung-thu-ruot-non2

5. Các phương pháp điều trị ung thư ruột non phổ biến hiện nay

Các phương pháp điều trị căn bệnh ung thư ruột non thường được bác sĩ chỉ định dựa vào nhiều yếu tố, như dạng ung thư cụ thể cũng như độ di căn.

  • Phẫu thuật thường là phương pháp áp dụng chủ yếu. Bác sĩ sẽ thực hiện cắt bỏ phần ruột non có khối u. Nếu không thể cắt bỏ hoàn toàn khối u, bác sĩ thường tiến hành thủ thuật được gọi là “phẫu thuật bắc cầu” nhằm tạo đường lưu thông mới cho các loại thức ăn.
  • Ngoài ra, có thể áp dụng phương pháp hóa trị, sử dụng thuốc đưa vào cơ thể người bệnh thông qua đường uống hay qua tĩnh mạch, nhằm tiêu diệt các tế bào ung thư hay ngăn chặn sự tiến triển của chúng.
  • Xạ trị có thể thực hiện sau mổ, kể cả khi phẫu thuật đã loại bỏ hoàn toàn khối u. Bác sĩ sử dụng tia X với năng lượng cao nhằm tiêu diệt những tế bào ung thư sót lại.
  • Bên cạnh đó, có nhiều phương pháp chữa trị mới đang được nghiên cứu hiện nay. Người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ để hiểu rõ về những thử nghiệm lâm sàng và cân nhắc xem bản thân có phù hợp để thực hiện hay không. Từ đó, có thể có được cơ hội điều trị mới và đạt hiệu quả cao hơn.

ung-thu-ruot-non3

Nhìn chung, ung thư ruột non là căn bệnh khó phát hiện và khá nguy hiểm, do đó định kỳ tầm soát ung thư có thể giúp phát hiện sớm ung thư. Mong rằng các thông tin chia sẻ chi tiết từ T-doctor có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về độ nguy hiểm khi xuất hiện các khối u ở trong ruột non, đồng thời biết được các triệu chứng để thăm khám và chẩn đoán kịp thời.

  • tdoctor

    SP CHÍNH HÃNG

    Đa dạng và chuyên sâu

  • tdoctor

    ĐỔI TRẢ TRONG 30 NGÀY

    kể từ ngày mua hàng

  • tdoctor

    CAM KẾT 100%

    chất lượng sản phẩm

  • tdoctor

    MIỄN PHÍ VẬN CHUYỂN

    theo chính sách giao hàng

tdoctor

Xem danh sách nhà thuốc trên toàn quốc

Bạn có thể tìm kiếm theo tên hoặc công dụng

Đang xử lý...