Tdoctor
Ứng dụng Tdoctor
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
tdoctor

Ung thư biểu mô tuyến là gì? Có chữa được hay không?

14/01/2025 21:44:55

Hiện nay, các câu hỏi liên quan đến căn bệnh ung thư biểu mô tuyến thường được nhiều người quan tâm bởi bệnh đã xuất hiện khá phổ biến. Đây được xem là dạng ung thư hình thành bắt nguồn từ những mô tuyến. Cùng T-doctor tìm hiểu chi tiết thêm về tình trạng bệnh lý này ngay dưới đây nhé!

1. Ung thư biểu mô tuyến là gì?

Ung thư biểu mô tuyến là dạng bệnh ung thư tương đối nguy hiểm hiện nay. Bệnh bắt nguồn ở các tế bào bài tiết của những cơ quan trong cơ thể như tuyến phổi, vú, tụy, đại tràng,... gây đau đớn cho người mắc bệnh.

Các tuyến ở trên cơ thể có nhiệm vụ cung cấp chất lỏng, chất dinh dưỡng nhằm đảm bảo các hoạt động diễn ra trơn tru nhất. Nhưng khi gặp phải ung thư biểu mô thì các tế bào ở các tuyến này tức thì trở nên hoạt động kém đi. Khi tế bào phát triển vượt mức kiểm soát sẽ gây ảnh hưởng tới nhiều vị trí khác. Nếu không kịp thời chữa trị sẽ khiến các mô khỏe mạnh tổn thương nghiêm trọng.


Ung thư biểu mô tuyến thường xuất phát ở các cơ quan như đại tràng, phổi, tụy, vú,...

2. Các vị trí bắt đầu của ung thư biểu mô tuyến

Ung thư biểu mô tuyến thường xuất phát từ những bộ phận sau:

2.1 Đại tràng và trực tràng

Đại tràng hay còn gọi là ruột già, là một phần trong hệ thống tiêu hóa. Cấu tạo như ống dài góp phần loại bỏ nước, chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm. Ung thư biểu mô tuyến lúc đầu sẽ như 1 polyp nhỏ và vô hại, tuy nhiên có thể phát triển cũng như di căn sang nhiều bộ phận khác. Đồng thời, dạng ung thư này cũng có thể xuất phát từ trực tràng, là phần thuộc ruột già nơi chứa chất thải sót lại từ thức ăn qua tiêu hóa, chính là phân và bị đẩy ra ngoài cơ thể.

2.2 Phổi

Ung thư biểu mô tuyến chiếm tỷ lệ khoảng 40% trong các ca ung thư phổi. Chúng thường xảy ra ở phần ngoài của phổi và chậm tiến triển hơn các dạng ung thư phổi khác. Căn bệnh này thường phổ biến ở những ai đang hay đã từng hút thuốc lá.

2.3 Tuyến vú

Đa phần các trường hợp ung thư vú đều thuộc loại ung thư tuyến. Chúng xuất phát ở bên trong các tuyến vú nơi tạo ra sữa.


Gần như các ca mắc ung thư vú đều là dạng ung thư biểu mô tuyến

2.4 Tuyến tụy

Là cơ quan phía sau của dạ dày, nơi sản sinh enzyme và hormone góp phần tiêu hóa thức ăn. Ung thư tuyến tụy có tỷ lệ khoảng 85% là ung thư biểu mô tuyến.

2.5 Tuyến tiền liệt

Đây là tuyến trên cơ thể của nam giới, nằm ở vị trí dưới bàng quang, nơi tạo ra một vài loại chất lỏng giúp bảo vệ tế bào tinh trùng. Đa phần các ca mắc ung thư tuyến tiền liệt là dạng ung thư biểu mô tuyến.

2.6 Tuyến thực quản

Đây là loại ống giúp di chuyển thức ăn từ miệng đến dạ dày. Ung thư tuyến thường xuất phát từ những tuyến chất nhầy nằm dọc bên dưới lớp niêm mạc thực quản.

3. Cách chẩn đoán bệnh ung thư biểu mô tuyến

Người bệnh ung thư tuyến thường gặp phải các tình trạng như chảy máu, mệt mỏi hay tiêu chảy, phụ thuộc vào mắc phải loại ung thư nào. Tuy nhiên, ở giai đoạn đầu thì hầu như các triệu chứng không mấy khác thường. Do đó, để chẩn đoán bệnh, bác sĩ thường kiểm tra những cơ quan để xem có dấu hiệu bất thường như khối u hay sự tăng trưởng đột ngột của bộ phận nào hay không. Nếu nhận thấy sự khác thường, người bệnh sẽ được chỉ định thực hiện các xét nghiệm sàng lọc, chẩn đoán như:

3.1 Xét nghiệm máu

Nếu mắc ung thư thì sẽ được biểu hiện qua máu. Chẳng hạn, bác sĩ sẽ kiểm tra người bệnh có gặp tình trạng thiếu máu do khối u chảy máu hay không. Hơn nữa, mức độ cao của một vài loại enzyme cũng có thể là dấu hiệu của ung thư.


Khi xét nghiệm máu rất dễ xác định xem cơ thể có đang xuất hiện tế bào ung thư hay không

3.2. Xét nghiệm hình ảnh

Những xét nghiệm này nhằm kiểm tra có bất cứ mô nào trong cơ thể không bình thường hay không. Một số loại xét nghiệm hình ảnh phổ biến như chụp CT và chụp MRI. Trong tiến trình điều trị ung thư, các xét nghiệm này có thể hỗ trợ bác sĩ xem xét liệu phương pháp áp dụng chữa trị cho bệnh nhân có hoạt động tốt hay không.

3.3. Xét nghiệm sinh thiết

Bác sĩ sẽ lấy mẫu mô nhỏ ở cơ quan nghi có dấu hiệu của ung thư. Ngoài ra, việc sinh thiết cũng có thể xác định giai đoạn phát triển của những tế bào ung thư bên trong cơ thể người bệnh.

4. Các phương pháp điều trị ung thư biểu mô tuyến phổ biến nhất

Khi mắc bệnh ung thư biểu mô, bác sĩ thường chỉ định chữa trị cho bệnh nhân với 3 phương pháp chính là phẫu thuật, hóa trị và sử dụng tia bức xạ.

4.1 Phẫu thuật

Bác sĩ thực hiện loại bỏ các khối u và mô ở xung quanh. Sau khi loại bỏ, các mô sẽ được kiểm tra lại kỹ càng để xác định liệu khối u đã được lấy hết hay vẫn còn bên trong cơ thể. Bệnh nhân có thể phải kết hợp nhiều phương pháp chữa trị khác nhau để đạt hiệu quả cao nhất.


Phẫu thuật thường được áp dụng phổ biến nhất, đồng thời có thể kết hợp với các phương pháp khác

4.2 Hóa trị

Là phương pháp sử dụng thuốc nhằm tiêu diệt các tế bào ung thư biểu mô tuyến, làm chậm sự tiến triển của chúng hay thậm chí là điều trị khỏi bệnh.

4.3 Sử dụng tia bức xạ

Phụ thuộc vào mỗi giai đoạn bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định dùng tia X năng lượng cao, hoặc các loại tia khác nhằm tiêu diệt những tế bào gây ung thư.

Trên đây là chia sẻ chi tiết từ T-doctor về đặc điểm của căn bệnh ung thư biểu mô tuyến, phương pháp chẩn đoán và cách điều trị bệnh hiệu quả. Nếu còn bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ qua đường dây nóng 0345 488 247, các bác sĩ giàu kinh nghiệm của T-doctor sẽ giải đáp cụ thể.

  • tdoctor

    SP CHÍNH HÃNG

    Đa dạng và chuyên sâu

  • tdoctor

    ĐỔI TRẢ TRONG 30 NGÀY

    kể từ ngày mua hàng

  • tdoctor

    CAM KẾT 100%

    chất lượng sản phẩm

  • tdoctor

    MIỄN PHÍ VẬN CHUYỂN

    theo chính sách giao hàng

tdoctor

Xem danh sách nhà thuốc trên toàn quốc

Bạn có thể tìm kiếm theo tên hoặc công dụng

Đang xử lý...