Tdoctor
Ứng dụng Tdoctor
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
tdoctor

Tất tần tật thông tin bạn cần biết về ung thư tuyến nước bọt

14/01/2025 22:02:12

Ung thư tuyến nước bọt là dạng bệnh lý ác tính, nguy hiểm bắt đầu từ một trong các tuyến nước bọt bên trong cơ thể. Tuy chiếm tỷ lệ khá thấp nhưng căn bệnh này có thể để lại nhiều biến chứng cho người mắc bệnh. Cùng T-doctor tìm hiểu kỹ càng hơn về các dấu hiệu, phương pháp chữa trị cũng như cách phòng ngừa ung thư tuyến nước bọt ngay sau đây!

1. Ung thư tuyến nước bọt là gì?

Tuyến nước bọt có ở nhiều vị trí của khoang miệng, trong đó những tuyến chính như tuyến mang tai, dưới hàm và dưới lưỡi. Một vài tuyến phụ nằm dọc ở khoang miệng, xoang, mũi hay vòm miệng.

Tuyến nước bọt có vai trò quan trọng trong việc tiêu hóa thức ăn. Qua ống dẫn, nước bọt tiết ra giúp làm mềm, ẩm thức ăn và tiêu hóa dễ dàng hơn. Đồng thời, làm sạch răng miệng và tạo ra kháng thể để tiêu diệt vi khuẩn.

Ung thư tuyến nước bọt xảy ra khi các tế bào ác tính xuất hiện ở các vị trí như: mang tai, lưỡi, dưới hàm,... Bệnh có thể gây tổn thương niêm mạc đường hô hấp và gây tác động tiêu cực đến sức khỏe bệnh nhân.


Ung thư tuyến nước bọt thường xuất hiện ở các vị trí như lưỡi, mang tai,...

2. Dấu hiệu phổ biến khi mắc ung thư tuyến nước bọt

Các triệu chứng của ung thư tuyến nước bọt thường khá mơ hồ, không điển hình, do đó rất khó phát hiện cho tới khi bệnh tiến triển nặng. Các dấu hiệu thường gặp như:

  • Thường gặp các cơn đau dai dẳng ở khu vực trước tai hay dưới hàm bên trong miệng.
  • Khó há miệng ra hoàn toàn.
  • Gặp cảm giác dị cảm và tê bì xung quanh vùng miệng ở 1 hay cả 2 bên.
  • Chảy máu hay có dịch bất thường ở trong miệng và xung quanh tai.
  • Một bên mặt sẽ sưng to hơn so với bình thường hay sờ thấy khối u cục.
  • Khó nuốt.
  • Cơ thể có cảm giác mệt mỏi và sụt cân khó kiểm soát.


Các dấu hiệu bệnh ung thư tuyến nước bọt thường rất khó phát hiện và không điển hình

3. Các phương pháp chữa trị ung thư tuyến nước bọt hiệu quả nhất

Nhiều người thường thắc mắc “ung thư tuyến nước bọt có chữa được không”, phụ thuộc vào giai đoạn cũng như thể trạng của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ tiến hành các phương pháp chữa trị khác nhau.

3.1 Phẫu thuật

Là phương pháp chủ yếu nhằm điều trị ung thư tuyến nước bọt. Phẫu thuật với mục đích loại bỏ các khối ung thư cũng như các mô khỏe mạnh xung quanh để không bỏ sót tế bào ung thư. Độ xâm lấn, phát triển của khối u cùng các mô lân cận sẽ tác động tới việc có thể cắt bỏ khối u hoàn toàn hay không. Ngày nay, phẫu thuật thường kết hợp với xạ trị hay hóa trị để tăng hiệu quả trị bệnh.


Bác sĩ thường chỉ định phương pháp phẫu thuật để điều trị ung thư tuyến nước bọt

3.2 Hóa trị

Hóa trị là phương pháp điều trị bổ trợ khi mắc ung thư tuyến nước bọt ở giai đoạn tiến triển, khi tế bào ung thư đã lan sang các cơ quan khác. Bệnh nhân phải trải qua nhiều lần truyền hóa chất vào bên trong cơ thể để tiêu diệt các tế bào ung thư.

3.3 Xạ trị

Là kỹ thuật điều trị bổ trợ kết hợp với phẫu thuật nhằm cắt bỏ khối u tuyến nước bọt. Bác sĩ sẽ dùng nguồn chiếu tia bức xạ với năng lượng phù hợp chiếu vào khối u trực tiếp để tiêu diệt các tế bào ác tính và thu nhỏ kích cỡ khối u.


Xạ trị thường được kết hợp với phẫu thuật để loại bỏ khối u

3.4 Liệu pháp miễn dịch

Đây là hướng điều trị mới và tiến bộ trong các phương pháp điều trị ung thư tuyến nước bọt. Sử dụng những loại thuốc miễn dịch như: Atezolizumab, Pembrolizumab,... áp dụng điều trị sẽ đem lại kết quả rất tích cực.

3.5 Liệu pháp điều trị đích

Đây là phương pháp mới trong việc điều trị ung thư nói chung và ung thư tuyến nước bọt nói riêng đang trong quá trình nghiên cứu và phát triển. Bác sĩ sẽ sử dụng thuốc để ngăn chặn các tế bào ung thư tăng trưởng, nhưng việc ứng dụng chữa trị còn khá nhiều hạn chế.


Liệu pháp điều trị đích tuy khá hiệu quả nhưng vẫn còn nhiều hạn chế

4. Cách phòng ngừa ung thư tuyến nước bọt không thể bỏ qua

Ung thư tuyến nước bọt là căn bệnh nguy hiểm chưa có biện pháp phòng trừ triệt để. Tuy nhiên, có thể hạn chế nguy cơ mắc bệnh bằng cách kiểm soát tốt những yếu tố nguy cơ như:

  • Tránh sử dụng điện thoại quá nhiều lần trong ngày, đồng thời khi ngủ nên để điện thoại ra xa cơ thể.
  • Kiêng rượu bia và tuyệt đối tránh xa thuốc lá.
  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, kết hợp đa dạng các loại hoa quả và rau xanh.
  • Vận động và hoạt động thể chất thường xuyên để nâng cao sức đề kháng.
  • Định kỳ kiểm tra sức khỏe 6 tháng/lần để phát hiện bệnh kịp thời và góp phần điều trị đạt hiệu quả cao nhất.

Mong rằng các kiến thức hữu ích T-doctor chia sẻ đã giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh ung thư tuyến nước bọt. Tốt nhất, hãy luôn duy trì lối sống khoa học để bảo vệ sức khỏe, đồng thời thăm khám bác sĩ khi phát hiện các triệu chứng bất thường!


  • tdoctor

    SP CHÍNH HÃNG

    Đa dạng và chuyên sâu

  • tdoctor

    ĐỔI TRẢ TRONG 30 NGÀY

    kể từ ngày mua hàng

  • tdoctor

    CAM KẾT 100%

    chất lượng sản phẩm

  • tdoctor

    MIỄN PHÍ VẬN CHUYỂN

    theo chính sách giao hàng

tdoctor

Xem danh sách nhà thuốc trên toàn quốc

Bạn có thể tìm kiếm theo tên hoặc công dụng

Đang xử lý...