Bị đau xương gò má trái có nguy hiểm? Nguyên nhân và điều trị
17/10/2024 22:14:35
Bị đau xương gò má trái bất thường nhưng nhiều người lại xem nhẹ khiến bệnh trở nặng. Vì vậy, bài viết dưới đây sẽ chia sẻ chi tiết về nguyên nhân, biểu hiện, tác hại và phương pháp điều trị bệnh đau xương gò má trái hiệu quả. Cùng Tdoctor tìm hiểu cụ thể nhé!
Nguyên nhân dẫn tới bị đau xương gò má trái
Đau xương gò má trái có thể xảy ra ở mọi đối tượng đặc biệt là người cao tuổi hoặc người phải nói nhiều và các vận động viên dễ bị chấn thương vùng mặt.
Người bệnh bị đau xương gò má trái thường do nhiều nguyên nhân khác nhau:
- Hoạt động cơ hàm tần suất cao: Nói chuyện, nhai liên tục, đều đặn trong nhiều giờ sẽ gây mỏi và tạo áp lực lên gò má, dễ dẫn đến tình trạng viêm nhiễm.
- Ăn uống thiếu chất: Không cung cấp đủ dinh dưỡng khiến cơ suy yếu, giảm khả năng tự bảo vệ và phục hồi nên dễ bị tổn thương.
- Thoái hoá xương khớp: Đây là quá trình phổ biến ở người lớn tuổi, gây ảnh hưởng đến nhiều bộ phận trong cơ thể, kể cả chứng đau xương gò má trái.
- Tổn thương vùng má: Vùng má bị chấn thương khi làm việc hoặc bị tai nạn giao thông dễ khiến gò má đau nhức, khó chịu.
Vậy, đau xương gò má trái xuất hiện những biểu hiện thế nào? Tiếp tục cùng Tdoctor tìm hiểu ngay dưới đây nhé!
Triệu chứng khi bị đau xương gò má trái?
Tình trạng đau xương gò má trái do nhiều yếu tố gây ra, chẳng hạn các cơ trên mặt bị chấn thương hoặc vi khuẩn xâm nhập đều khiến gò má trở nên nhức nhối, khó chịu.
Sớm nhận ra các biểu hiện tiềm ẩn khi bị đau xương gò má trái sẽ giúp bạn có được hướng điều trị phù hợp, từ đó, ngăn chặn cơn đau nhức kéo dài. Cùng TDoctor tìm hiểu những dấu hiệu phổ biến khi bạn gặp phải tình trạng đau gò má:
- Cảm giác đau nhói: Vùng xương gò má trái sẽ xuất hiện những cơn đau âm ỉ kéo dài, và theo thời gian, nó có thể lan rộng sang các khu vực khác như mắt, mũi và hàm.
- Đau khi vận động cơ mặt: Cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn khi bạn cử động nhai, cười hay nói chuyện.
- Sưng tấy, nóng rát: Gò má trái sưng đỏ hơn bình thường và cảm thấy nóng rát báo hiệu vết thương đang bị viêm nhiễm.
- Khó thở: Trong trường hợp nguyên nhân đau xương gò má trái bắt nguồn từ viêm xoang, người bệnh có thể trải qua hiện tượng nghẹt mũi hoặc gặp khó khăn khi thở.
Đau xương gò má trái nguy hiểm thế nào?
Nhiều người thường nghĩ rằng cơn đau xương gò má trái sẽ tự khỏi sau vài ngày, dẫn đến việc không chủ động điều trị. Tuy nhiên, quan niệm này có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng cho sức khỏe.
Khi bệnh tiến triển nặng, cơ thể sẽ phải đối mặt với những hậu quả khó lường, như nhiễm trùng lan rộng, tổn thương dây thần kinh, và các vấn đề nghiêm trọng khác ảnh hưởng đến chức năng hô hấp và tuần hoàn. Những điều này khiến cuộc sống của bạn trở nên mệt mỏi và khó khăn hơn.
Khi bệnh tiến triển nặng, cơ thể bạn sẽ gánh chịu những hậu quả khôn lường:
- Mất cân đối khuôn mặt: Gò má trái sưng tấy, ửng đỏ khiến gương mặt trở nên mất thẩm mỹ, bạn dễ rơi vào cảm giác lo sợ, tự ti khi giao tiếp, ảnh hưởng xấu đến công việc và tinh thần.
- Giảm khả năng nhận biết mùi: Bị đau xương gò má trái kéo dài dai dẳng sẽ làm giảm chức năng của dây thần kinh khứu giác, có thể gây “điếc mũi”, giảm trải nghiệm cuộc sống.
- Báo hiệu cho nhiều bệnh khác: Cơn đau xương gò má có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nghiêm trọng như viêm xoang mũi/hàm, viêm cơ gò má hay thậm chí là ung thư mũi xoang,...
- Nguy hiểm đến tính mạng: Viêm xoang có thể gây ra những cơn đau dữ dội ở vùng gò má, và nếu không được điều trị, tình trạng này có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như suy giảm khả năng hô hấp hoặc nhiễm trùng máu. Do đó, bạn cần liên hệ bác sĩ để can thiệp y tế kịp thời tránh hậu quả đáng tiếc.
Tuy nhiên, đối với xương gò má bị chấn thương vật lý từ bên ngoài thì sau khi điều trị theo chẩn đoán của bác sĩ sẽ sớm bình phục. Ngược lại, bị đau xương gò má trái xuất phát từ bệnh lý trong cơ thể, cần sớm được chẩn đoán và can thiệp kịp thời để tránh biến chứng.
Cách điều trị đau xương gò má trái nhanh chóng
Khi gò má trái xuất hiện biểu hiện đau nhẹ, bạn cần can thiệp một số biện pháp sau ngay tại nhà:
Giảm vận động cơ hàm trái: Hạn chế cười nói và các hoạt động cử động cơ hàm trái. Đồng thời, lựa chọn các loại thực phẩm mềm, dễ nhai để giảm bớt áp lực lên hàm hoặc chuyển sang nhai bên phải.
- Xoa bóp và massage: Nhẹ nhàng xoa bóp vùng quanh hàm, thái dương và gò má giúp thư giãn các cơ bị căng cứng và giảm đau.
- Điều chỉnh tư thế khi ngủ: Hãy để tay dưới hàm khi nằm nghiêng để giảm áp lực lên gò má, hoặc nằm nghiêng sang phải giúp vùng bị đau xương gò má trái được thả lỏng, tránh căng thẳng.
- Chườm nóng và chườm lạnh: Kết hợp hai phương pháp trị liệu này có thể hỗ trợ giảm đau một cách linh hoạt tùy theo tình trạng cụ thể. Áp dụng chườm ấm giúp thư giãn cơ, giảm đau và cứng khớp, trong khi chườm lạnh có tác dụng làm tê vùng đau, đặc biệt hiệu quả khi bị sưng tấy.
- Sử dụng thuốc: Gặp dược sĩ tại quầy để được tư vấn sản phẩm phù hợp khi bị đau xương gò má trái, như thuốc uống hay thuốc xịt mũi. Thuốc giảm đau giúp giảm nhanh các triệu chứng đau nhức, trong khi thuốc xịt mũi làm giảm áp lực lên xoang, giúp làm dịu vùng gò má bị ảnh hưởng.
- Tư vấn từ bác sĩ: Trực tiếp gặp và trao đổi về biểu hiện bệnh với bác sĩ chuyên khoa nếu tình trạng đau xương gò má trái không có dấu hiệu giảm. Tuỳ từng mức độ và nguyên nhân phát bệnh, bác sĩ sẽ đề xuất hướng điều trị phù hợp bằng thuốc uống, vật lý trị liệu hoặc can thiệp phẫu thuật,...
Hy vọng rằng với những chia sẻ trên của Tdoctor đã giúp bạn nhận biết được biểu hiện bị đau xương gò má trái và có cách điều trị bệnh phù hợp nhất. Hãy liên hệ đến bác sĩ, dược sĩ Tdoctor hoặc những người có chuyên môn để nhận tư vấn cách xử lý an toàn.
-
SP CHÍNH HÃNG
Đa dạng và chuyên sâu
-
ĐỔI TRẢ TRONG 30 NGÀY
kể từ ngày mua hàng
-
CAM KẾT 100%
chất lượng sản phẩm
-
MIỄN PHÍ VẬN CHUYỂN
theo chính sách giao hàng
Xem danh sách nhà thuốc trên toàn quốc
-
Duy Nguyễn Nhất
Rất tuyệt vời, đặc biệt trong mùa dịch đi lại khó khăn. Chúc tdoctor ngày càng phát triển và mở rộng phạm vi ra nhiều tỉnh hơn, nhất là vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
-
Quốc Bình Vũ
Ứng dụng rất hay. Giúp mọi người hạn chế bệnh gì cũng phải đến bệnh viện khám. Đỡ mất thời gian, công sức và tiền bạc vì nhiều khi vô gặp bs cũng chỉ cần hỏi vài câu và cho SP.
-
Nguyễn Ngọc Minh
Em bị ung thư thấy bác sĩ tuyến trung ương trong hệ thống tdoctor, bác sĩ bên tdoctor rất nhiệt tình, rất tiện cho trường hợp mua sản phẩm dược và thực phẩm chức uy tín online.