Mua thuốc tại nhà hotline 0349.444.164

Đau xương ức: Nguyên nhân và cách xử trí trình trạng ĐAU

13/10/2024 21:51:42

Đau xương ức là là tình trạng đau ở xương nằm giữa hai bên lồng ngực và kết nối với các xương sườn. Đau có thể từ nhẹ đến nặng tùy nguyên nhân và cơ địa của từng người. Có nhiều nguyên nhân gây đau xương ức bao gồm các nhóm nguyên nhân: cơ xương khớp, tim mạch, phổi, dạ dày – thực quản, hãy cùng Tdoctor tìm hiểu thông tin tại chia sẻ dưới dây nhé.

Đau xương ức là bệnh gì?

Đau xương ức là tình trạng cảm thấy đau nhói hoặc khó chịu ở khu vực xương ức, tức là phần xương dài, phẳng ở giữa ngực, kết nối hai bên lồng ngực và kết nối với các xương sườn. Đau có thể âm ỉ hoặc đau nặng ngực, cảm giác đè ép, đau như xé…

Lưu ý: Đây không phải là bệnh lý


Đau xương ức có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau, từ nhẹ như đau cơ do vận động mạnh, viêm sụn sườn, viêm xương ức đến nghiêm trọng như vấn đề về tim mạch như nhồi máu hoặc bệnh lý phổi như tràn khí hoặc tràn dịch màng phổi. Việc chẩn đoán sớm nguyên nhân đau ngực giúp cấp cứu kịp thời và mang lại tiên lượng tôt hơn.

Nguyên nhân gây đau xương ức

Đau xương ức có thể do nhiều nguyên nhân vì ở trong lồng ngực có nhiều cơ quan từ cơ xương khớp đến tim mạch và hô hấp.

Chấn thương hoặc tác động trực tiếp

Tai nạn giao thông, tai nạn lao động.

Chấn thương thể thao hoặc do tác động mạnh vào vùng ngực.

Đau xương ức do viêm sụn sườn

Tình trạng viêm cấp tính nơi các khớp nối các xương sườn với xương ức.

Viêm sụn sườn thường không có nguyên nhân cụ thể hoặc có thể là sự kết hợp của nhiều yếu tố như chấn thương, nhiễm trùng, lao phổi….

Trào ngược dạ dày thực quản (GERD)

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản là một bệnh phổ biến gây đau ngực loại trừ đau ngực do tim hoặc do phổi. Bệnh do tình trạng trào ngược acid từ dạ dày.

Các triệu chứng kèm theo có thể đau âm ỉ hoặc nóng rát ở vùng thượng vị, ợ hơi, ợ chua, chán ăn,…

Ngoài ra các tình trạng khác như loét dạ dày hoặc rối loạn nhu động thực quản, các bệnh lý tại thực quản cũng có thể gây ra đau tại xương ức,..

Đau do bệnh tim mạch

Đau xương ức/ đau thắt ngực sau xương ức hoặc cơn đau tim có thể lan đến vùng xương ức. Thường liên quan đến bệnh mạch vành hoặc các bệnh lý tim mạch thường gặp như: thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim, đau thắt ngực không ổn định, viêm cơ tim, viêm nội tâm mạc,..

Đau xương ức bệnh mạch vành thường sẽ kèm theo đau ngực trái, có thể lan lên vai trái hoặc vùng thượng vị. Bệnh nhân có các yếu tố nguy cơ cao của bệnh mạch vành.


Đau xương ức do bệnh phổi

Các bệnh lý tại phổi/ phế quản như: viêm phế quản, viêm màng phổi, viêm phổi, tràn dịch màng phổi, tràn khí màng phổi áp lực, Tắc mạch phổi,... cũng có thể gây ra đau xương ức hoặc cảm giác đau cạnh xương ức.

Bệnh nhân đau xương ức do phổi – phế quản thường kèm theo khó thở, ho, khò khè, sốt, đau tăng lên khi hít sâu hoặc khi ho…

Đau xương ức do các nguyên nhân khác

Lo âu, stress.

Hội chứng Tietze, khối u….

Xử trí khi đau xương ức

Tùy vào nguyên nhân đau xương ức mà sẽ có những cách xử trí khác nhau. Khi gặp tình trạng đau xương ức hoặc cảm giác đè nặng vùng xương ức, bạn nên đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và xử trí kịp thời.

Xử trí khi đau xương ức phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra cơn đau. Dưới đây là các bước xử trí thông thường khi gặp phải tình trạng này:

Tự xử trí tại nhà do căng cơ hoặc chấn thương nhẹ

Nghỉ ngơi: Hạn chế các hoạt động mạnh hoặc cử động đột ngột vùng ngực. Nghỉ ngơi giúp giảm đau.

Chườm nóng hoặc lạnh:

  • Chườm lạnh trong 48 giờ đầu nếu đau do chấn thương, giúp giảm sưng và viêm.
  • Chườm nóng sau đó để làm dịu cơn đau và thư giãn các cơ.

Sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn: Có thể dùng paracetamol hoặc ibuprofen để giảm đau và giảm viêm. Tuy nhiên, không nên lạm dụng thuốc.

Tránh hoạt động gây căng thẳng ngực: Hạn chế tập luyện thể thao nặng, mang vác đồ nặng hoặc cử động quá mức.

Thay đổi lối sống nếu liên quan đến GERD

Nếu đau xương ức liên quan đến trào ngược dạ dày thực quản (GERD), có thể thực hiện các thay đổi sau:

  • Tránh ăn các thực phẩm gây kích thích như đồ chiên rán, cay nóng, chua.
  • Ăn uống chậm rãi, chia nhỏ bữa ăn để giảm áp lực lên dạ dày.
  • Không nằm ngay sau khi ăn.
  • Nâng cao đầu giường khi ngủ để giảm trào ngược axit.
  • Sử dụng thuốc chống trào ngược nếu được chỉ định bởi bác sĩ.

Đi khám bác sĩ khi có các dấu hiệu nghiêm trọng

Đau xương ức có thể là dấu hiệu của vấn đề nghiêm trọng như bệnh mạch vành, bệnh phổi – phế quản, hoặc viêm sụn sườn nặng. Nên đi khám bác sĩ ngay nếu xuất hiện các triệu chứng sau:

  • Đau dữ dội, đột ngột ở vùng ngực kéo dài.
  • Khó thở, thở hụt hơi.
  • Đau lan đến vai, cánh tay, cổ hoặc hàm.
  • Đổ mồ hôi nhiều, buồn nôn hoặc chóng mặt.
  • Tim đập nhanh hoặc không đều.


Điều trị tại cơ sở y tế

Tùy thuộc vào nguyên nhân, bác sĩ có thể đưa ra các phương pháp điều trị cụ thể:

  • Điều trị viêm sụn sườn: Dùng thuốc giảm đau, kháng viêm và vật lý trị liệu.
  • Điều trị GERD: Kê đơn thuốc PPI và tư vấn thay đổi lối sống.
  • Điều trị bệnh mạch vành: Nếu liên quan đến bệnh tim, có thể cần dùng thuốc hoặc can thiệp y tế như đặt stent, phẫu thuật.
  • Điều trị bệnh phổi: Điều trị viêm phổi hoặc viêm màng phổi bằng thuốc kháng sinh hoặc kháng viêm tùy theo tình trạng bệnh.

Đau xương ức có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, tùy thuộc vào nguyên nhân mà có hướng xử trí cụ thể. Nếu không có các triệu chứng nghiêm trọng, có thể tự xử trí tại nhà bằng cách nghỉ ngơi, dùng thuốc giảm đau và thay đổi lối sống. Bệnh nhân nên đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán và xử trí khi tình trạng đau trở nên nghiệm trọng hoặc kèm theo các triệu chứng liên quan đến tim mạch hoặc hô hấp.

Chúng tôi hy vọng qua bài chia sẻ trên các bạn đã hiểu được đau xương ức là bị bệnh gì rồi nhé, nếu cần các dòng sản phẩm dược hay cần tư vấn thì hãy liên hệ ngay tới chúng tôi để nhận tư vấn về tình trạng của bạn nhé.

  • tdoctor

    THUỐC CHÍNH HÃNG

    Đa dạng và chuyên sâu

  • tdoctor

    ĐỔI TRẢ TRONG 30 NGÀY

    kể từ ngày mua hàng

  • tdoctor

    CAM KẾT 100%

    chất lượng sản phẩm

  • tdoctor

    MIỄN PHÍ VẬN CHUYỂN

    theo chính sách giao hàng

Bạn có thể tìm kiếm theo tên hoặc công dụng thuốc

Đang xử lý...