Chia sẻ khám trĩ như thế nào? và chuẩn bị gì trước khi khám trĩ
15/01/2025 23:10:55
Khám trĩ như thế nào và quy trình khám bao gồm những gì, cần chuẩn bị gì trước khi đi khám trĩ là câu hỏi của nhiều bệnh nhân khi chuẩn bị đi khám trĩ. Nhiều bệnh nhân còn e ngại đi khám vì ngại và sợ người khác biết. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi khám trĩ như thế nào.
Khám trĩ như thế nào tại nhà
Bạn có thể quan sát và thực hiện một số động tác xem mình có bị trĩ không tại nhà.
Để biết khám trĩ như thế nào tại nhà, bạn cần quan sát một số dấu hiệu sau:
- Đi cầu ra máu
- Búi trĩ sa ra ngoài khi đi cầu
- Ngứa, sưng vùng hậu môn
Nếu không có những dấu hiệu trên, bạn có thể thực hiện động tác sau:
Ngồi ở tư thế đi vệ sinh, sau đó cố gắng rặn để tạo áp lực lên trực tràng để búi trĩ sa ra ngoài, nếu có búi trĩ sa ra ngoài sau khi thực hiện, thì có thể bạn đã bị trĩ từ độ 2 trở nên.
Nếu có một trong những dấu hiệu trên thì bạn nên đến cơ sở y tế để thực hiện kiểm tra và đánh giá mức độ tình trạng bệnh của mình.
Có thể bạn quan tâm:
- Tổng hợp các phương pháp điều trị bệnh trĩ mới nhất
- Các nhóm thuốc trĩ và một số thuốc điều trị bệnh trĩ phổ biến
Khám trĩ như thế nào?
Khám trĩ như thế nào tại cơ sở y tế
Việc khám trĩ tại cơ sở y tế khá tế nhị khiến bệnh nhân thường ngại đi khám hoặc không biết sẽ phải khám những gì. Dưới đây chúng tôi sẽ cho bạn biết các bác sĩ sẽ khám trĩ như thế nào tại cơ sở y tế:
Hỏi bệnh sử
Đây là bước đầu tiên trong thăm khám bệnh trĩ và các bệnh khác nói chung. Bác sĩ sẽ hỏi lý do bạn đến khám và một số điều để biết yếu tố nguy cơ và xác định triệu chứng để thăm khám lâm sàng. Dưới đây là một số câu hỏi bác sĩ có thể hỏi để để xác định bệnh sử:
- Lý do khám bệnh (lý do chính khiến bạn đến khám như đi cầu ra máu, sa búi trĩ,…)
- Tiền căn bản thân và gia đình về các bệnh trĩ, ung thư trực tràng,….
- Thói quen sinh hoạt và ăn uống của bản thân, nghề nghiệp. Thói quen uống nước, sử dụng chất kích thích, ngồi lâu làm việc,….
- Thời gian và tần suất xuất hiện triệu chứng khó chịu.
- Triệu chứng khi đi đại tiện và những triệu chứng kèm theo của bệnh như đi cầu ra máu, chảy dịch, ngứa,....
Nếu cần thăm khám bên trong hậu môn, có thể bác sĩ sẽ cho bạn một vài viên thuốc đặt để làm sạch vùng bên trong vùng hậu môn và dặn bạn đi vệ sinh vùng hậu môn để tiến hàng thăm khám.
Thăm khám lâm sàng
Sau khi đã hỏi bệnh sử và làm sạch hậu môn, các bác sĩ sẽ khám trĩ như thế nào dựa vào bệnh sử bạn đã cung cấp và những triệu chứng kèm theo. Tiếp theo bác sĩ sẽ thăm khám lâm sàng để xác định mức độ và tình trạng của bạn. Dưới đây là các hành động các bác sĩ sẽ thực hiện để thăm khám:
Tư thế: bác sĩ sẽ kêu bệnh nhân cởi bỏ y phục và lên bàn khám sau đó nằm ở tư thế thích hợp để tiện cho quá trình thăm khám.
Khám ngoài: đây là bước đầu tiên khi thăm khám hậu môn, các bác sĩ sẽ quan sát xem tình trạng búi trĩ có sa ra ngoài hay không, hoặc một số tình trạng gây chảy máu khi đi cầu như nút hậu môn, sẩn sùi hậu môn, chảy máu, chảy dịch, chảy mủ ở hậu môn,…
Thăm khám hậu môn: đây là bước quá trọng nhất để xác định mức độ trĩ của bạn và xác định những nguyên nhân khác ngoài búi trĩ như ung thư hay sẩn sùi. Bác sĩ sẽ đeo gang tay và thoa gel bôi trơn sau đó sử dụng 1 hoặc 2 ngón tay để thăm khám hậu môn của bạn. Xác định ví trí, tính chất và số lượng búi trĩ. Phát hiện dấu hiệu đau do thuyên tắc búi trĩ,… Sau đó rút găng tay ra xem có máu theo găng hay không.
Khám trĩ như thế nào tại cơ sở y tế
Thực hiện các cận lâm sàng
- Nội soi trực tràng: sau khi tiến hành thăm khám, bệnh nhân rất cần nội soi hậu môn trực tràng để chẩn đoán xác điịnh và chẩn đoán phân biệt bệnh. Nội soi đại trực tràng nhằm giúp chẩn đoán trĩ nội độ 1, độ 2, các tình trạng nứt hậu môn và các bệnh lý khác như polyp trực tràng, ung thư đại trực tràng.
- Xét nghiệm: nếu bạn có đi cầu ra máu, bác sĩ sẽ có thể lấy máu xét nghiệm xem bạn có thể thiếu máu hay không hoặc xét nghiệm máu ẩn trong phân để xác định tình trạng mất máu. Ngoài ra, nếu nghi ngờ ung thư đại trực tràng có thể xét nghiệm một số dấu ấn sinh học như CEA hoặc CA19-9.
Cần chuẩn bị gì trước khi đi khám trĩ
Ngoài việc biết được khám trĩ như thế nào, bạn cũng cần biết được những điều cần chuẩn bị trước khi đến khám. Trước khi đi khám trĩ bạn cần chuẩn bị những điều sau đây:
- Chuẩn bị giấy tờ khám bệnh, thuốc đang sử dụng (nếu có).
- Không sử dụng chất kích thích trong vòng 12 tiếng.
- Tốt nhất nên nhịn đói và làm sạch vùng hậu môn trước khi đến khám.
- Tâm lý: bạn cần giữ tâm lý thoải mái và để bác sĩ kiểm tra trong quá trình khám để việc khám bệnh được diễn ra thuận lợi.
- Đặt lịch khám: nếu khám tại các bệnh viện có đặt lịch khám, bạn nên đặt trước để không phải chờ đợi khi dến khám.
Hy vọng những thông tin trên sàn thương mại điện tử Tdoctor đã đã giúp bạn trả lời câu hỏi khám trĩ như thế nào và cần chuẩn bị những gì trước khi đi khám.
-
SP CHÍNH HÃNG
Đa dạng và chuyên sâu
-
ĐỔI TRẢ TRONG 30 NGÀY
kể từ ngày mua hàng
-
CAM KẾT 100%
chất lượng sản phẩm
-
MIỄN PHÍ VẬN CHUYỂN
theo chính sách giao hàng
Xem danh sách nhà thuốc trên toàn quốc
-
Duy Nguyễn Nhất
Rất tuyệt vời, đặc biệt trong mùa dịch đi lại khó khăn. Chúc tdoctor ngày càng phát triển và mở rộng phạm vi ra nhiều tỉnh hơn, nhất là vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
-
Quốc Bình Vũ
Ứng dụng rất hay. Giúp mọi người hạn chế bệnh gì cũng phải đến bệnh viện khám. Đỡ mất thời gian, công sức và tiền bạc vì nhiều khi vô gặp bs cũng chỉ cần hỏi vài câu và cho SP.
-
Nguyễn Ngọc Minh
Em bị ung thư thấy bác sĩ tuyến trung ương trong hệ thống tdoctor, bác sĩ bên tdoctor rất nhiệt tình, rất tiện cho trường hợp mua sản phẩm dược và thực phẩm chức uy tín online.