Tdoctor
Ứng dụng Tdoctor
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
tdoctor

Trĩ nội độ 2: các dấu hiệu và cách điều trị

16/01/2025 23:20:49

Trĩ nội độ 2 là giai đoạn giữa của tình trạng bệnh trĩ nội, ở giai đoạn này búi trĩ đã có thể sa ra ngoài khi đi vệ sinh gây không ít phiền toái cho người bệnh. Tuy nhiên giai đoạn này chưa cần điều trị ngoại khoa mà có thể hỗ trợ bằng các phương pháp ngoại khoa. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin về giai đoạn này.

Trĩ nội độ 2 là gì?

Trĩ nội độ 2 là giai đoạn tiến triển của phân độ trĩ. Nói về bệnh trĩ, chỉ phân độ ở những bệnh nhân bị trĩ nội chứ không phân độ cho tình trạng trĩ ngoại. Với phân độ trĩ nội ta có thể chia thành 4 giai đoạn dựa trên sự tiến triển của bệnh. Có thể hiểu đơn giản, độ 1 là giai đoạn hình thành búi trĩ, độ 2 thì búi trĩ đã có thể sa ra bên ngoài khi đi cầu tuy nhiên có thể tự động co vào trong được mà không cần can thiệp.


Tuy có thể co vào trong nhưng tình trạng trĩ nội độ 2 bắt đầu gây phiền toái cho người bệnh. Việc điều trị tình trạng trĩ nội độ 2 chưa cần can thiệp ngoại khoa. Dưới đây chúng ta cùng tìm hiểu những dấu hiệu và cách điều trị của tình trạng này.

Dấu hiệu của trĩ nội độ 2

Bệnh nhân bị trĩ nội độ 2 có thể có những dấu hiệu và triệu chứng sau đây:

  • Ra máu khi đi cầu: Đây là một trong những dấu hiệu thường gặp nhất của trĩ nói chung. Máu thường kèm theo phân hoặc xuất hiện sau khi đi đại tiện, thường là máu đỏ tươi dính trên giấy vệ sinh hoặc trong bồn cầu.
  • Sa búi trĩ: Ngoài việc đi cầu ra máu, bệnh nhân cũng có thể gặp phải tình trạng búi trĩ có thể lòi ra ngoài hậu môn trong khi đi đại tiện, nhưng sẽ tự động thu lại sau khi bạn rặn xong hoặc sau khi ngừng rặn. Sa búi trĩ là một trong những dấu hiệu quan trọng để có thể chẩn đoán của trĩ nội độ 2 trở đi.
  • Đau hoặc khó chịu ở hậu môn: Ngoài những triệu chứng chính, bệnh nhân bị trĩ nội độ 2 có thể cảm thấy thường xuyên đau hoặc khó chịu ở vùng hậu môn, đặc biệt là khi ngồi lâu hoặc sau khi đi vệ sinh.
  • Ngứa hậu môn: Tình trạng hậu môn thường xuyên ẩm ướt và chảy máu sẽ làm bệnh nhân có cảm giác ngứa ngáy vùng hậu môn có thể xuất hiện do niêm mạc bị kích ứng hoặc viêm do búi trĩ.
  • Sưng, viêm ở hậu môn: Trĩ nội độ 2 có thể khiến cho vùng hậu môn của bệnh nhân bị sưng lên, tấy đỏ và có cảm giác nóng rát, đặc biệt khi búi trĩ sa ra ngoài.

Điều trị trĩ nội độ 2

Như đã thông tin, trĩ nội độ 2 là giai đoạn bệnh trĩ đã phát triển nhưng chưa nghiêm trọng và chưa cần phẫu thuật ngay. Tuy nhiên, nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời bệnh trĩ có thể tiến triển nặng hơn đến giai đoạn 3 và 4. Một số phương pháp bệnh nhân có thể áp dụng để điều trị tình trạng này.

Điều trị trĩ nội độ 2 tại nhà

Điều quan trọng nhất là bạn phải thay đối thói quen sống, thay đổi chế độ ăn và một số phương pháp điều trị trĩ nội độ 2 tại nhà có thể giúp giảm các triệu chứng khó chịu và ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng hơn. Dưới đây là một số biện pháp chính:

  • Chế độ ăn uống khoa học: Tăng cường chế độ ăn nhiều chất xơ từ rau xanh, trái cây và ngũ cốc nguyên hạt để giúp cải thiện quá trình tiêu hóa và tránh táo bón làm tăng áp lực cho hậu môn. Táo bón là một trong những nguyên nhân chính gây ra trĩ do tăng áp lực tĩnh mạch trực tràng do đó việc tiêu hóa tốt sẽ làm giảm áp lực lên vùng hậu môn.
  • Ngâm hậu môn với nước ấm: Bạn cần duy trì thói quen ngâm hậu môn trong nước ấm từ 10-15 phút có thể giúp giảm đau, giảm ngứa hậu môn và sưng tấy do trĩ và làm nhỏ búi trĩ.
  • Tập thể lực nhẹ nhàng: Bạn không nên tập thể lực quá nặng mà cần thực hiện một số bài tập nhẹ như đi bộ, hoặc yoga để giúp cải thiện tuần hoàn máu và giảm áp lực lên các tĩnh mạch hậu môn.
  • Tránh ngồi quá lâu: Nếu bạn phải ngồi nhiều trong một thời gian dài do công việc và học tập, bạn hãy đứng dậy và di chuyển nhẹ nhàng sau mỗi 30-45 phút ngồi để giảm áp lực liên tục lên vùng hậu môn.

Điều trị trĩ nội độ 2 bằng thuốc

Ngoài những biện pháp điều trị tại nhà, khi đi khám trĩ bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc để giúp giảm triệu chứng của trĩ nội độ 2 như:

  1. Thuốc đặt hậu môn: Các loại thuốc đặt hoặc bôi ở hậu môn thường chứa thành phần giúp giảm đau, kháng viêm và làm mềm mô niêm mạc, giúp giảm sưng tấy và ngứa.
  2. Thuốc co mạch: Các loại thuốc co mạch tại chỗ có tác dụng co nhỏ búi trĩ tại chỗ như Daflon hay Phenylephrine có tác dụng rất tốt trong quá trình điều trị bệnh.
  3. Thuốc nhuận tràng: Như đã nói, táo bón là nguyên nhân và cũng là yếu tố làm nặng thêm tình trạng trĩ nội độ 2, nên để cải thiện tình trạng này bác sĩ có thể khuyên bạn sử dụng thuốc nhuận tràng để làm mềm phân và giảm áp lực khi đi đại tiện.


Điều trị trĩ nội độ 2 bằng phương pháp phẫu thuật

Nếu các biện pháp điều trị tại nhà và bằng thuốc không hiệu quả và bệnh trĩ tiếp tục gây ra triệu chứng nghiêm trọng hay chuyển qua giai đoạn 3 và 4 các bác sĩ có thể đề xuất một số phương pháp phẫu thuật để cắt trĩ, những phương pháp này ít xâm lấn và điều trị hiệu quả trĩ nội độ 2, Một số biện pháp phẫu thuật có thể áp dụng như Thắt búi trĩ bằng vòng cao su hay tiểu phẫu cắt bỏ búi trĩ hoặc phương pháp quang đông thường được thực hiện trong bệnh viện dưới sự theo dõi chặt chẽ của bác sĩ chuyên khoa nên không thể thực hiện tại nhà.

Trĩ nội độ 2 là tình trạng những triệu chứng trĩ bắt đầu sa ra ngoài khi bệnh nhân gặp không ít phiền toái và đau đớn. Việc điều trị tình trạng này có thể dựa vào một số biện pháp tại nhà hoặc sử dụng thuốc. Tdoctor hy vọng qua bài viết trên các bạn đã cập nhập được nhiều kiến thức mới và hữu ích.

  • tdoctor

    SP CHÍNH HÃNG

    Đa dạng và chuyên sâu

  • tdoctor

    ĐỔI TRẢ TRONG 30 NGÀY

    kể từ ngày mua hàng

  • tdoctor

    CAM KẾT 100%

    chất lượng sản phẩm

  • tdoctor

    MIỄN PHÍ VẬN CHUYỂN

    theo chính sách giao hàng

tdoctor

Xem danh sách nhà thuốc trên toàn quốc

Bạn có thể tìm kiếm theo tên hoặc công dụng

Đang xử lý...