Đau xương quai hàm: Dấu hiệu và cách điều trị mà bạn nên biết

17/11/2024 21:41:39

Đau xương quai hàm là dấu hiệu cho biết bạn đang gặp vấn đề về sức khỏe răng miệng, khớp hàm,.. Khi bị đau xương quai hàm người bệnh sẽ có cảm giác khó chịu, đau nhức thái xương, cơ miệng khó hoạt động. Để hiểu rõ nguyên nhân, dấu hiệu cũng như các điều trị bệnh hiệu quả, mời bạn hãy tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Đau xương quai hàm là gì?

Phần khớp quai hàm có nhiệm vụ thực hiện các hoạt động ăn, uống, giao tiếp,.. Do đó khi bị đau xương quai hàm sẽ xuất hiện những cơn đau âm ỉ, khó chịu gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày của người bệnh. Tình trạng này có thể xuất hiện ở bất cứ lứa tuổi nào dù người già, trẻ nhỏ, nam giới hay nữ giới. Vì vậy, mọi người cần có những kiến thức cơ bản để phòng tránh bệnh hiệu quả.

Có thể bạn quan tâm:

dau-xuong-quai-ham

Những dấu hiệu cảnh báo khi bị đau xương quai hàm

Thông thường, đau xương quai hàm ban đầu sẽ có cảm giác đau nhẹ, cơn đau xuất hiện đột ngột và tự biến mất. Nếu để lâu, các cơn đau này sẽ khiến người bệnh đau dữ dội, có thể kéo dài tình trạng này trong nhiều ngày. Dưới đây là một số dấu hiệu giúp bạn nhận biết tình trạng bệnh lý này:

  • Cơ hàm co cứng và đau nhức
  • Các cơn đau kéo dài, lan đến vùng xung quanh tai, bên trong tai
  • Hiện tượng đau đầu, đau vùng mặt
  • Khó khăn trong cử động khớp hàm

Nguyên nhân gây nên đau xương quai hàm 

Bị đau xương quai hàm có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc một bệnh lý nào đó gây nên. Một số nguyên nhân dẫn đến đau xương quai hàm như:

Viêm khớp thái dương hàm

Viêm khớp thái dương hàm tác động đến cơ hàm khiến bạn đau xương quai hàm, gây khó khăn trong quá trình ăn, nuốt, nhai, giao tiếp,... Người bệnh thường có biểu hiện:

  • Đau, sưng tấy 1 bên hàm hoặc cả 2 bên hàm
  • Xuất hiện những cơn đau đầu với tần suất tăng dần
  • Đau ở bên trong tai và vùng xung quanh tai
  • Gặp khó khăn khi cử động hàm

dau-xuong-quai-ham1

Rối loạn khớp thái dương hàm

Khi bị đau xương quai hàm người bệnh có thể nghĩ ngay đến trường hợp rối loạn khớp thái dương, bởi đau xương quai hàm chính là dấu hiệu phổ biến của bệnh lý này. Tình trạng này xảy ra phổ biến ở nhiều nhóm đối tượng, cần phải có biện pháp điều trị sớm, nếu không sẽ dẫn đến hỏng khớp.

Sái quai hàm

Sái quai hàm thường xảy ra khi bệnh nhân há miệng to đột ngột, cười lớn làm cho khớp hàm mất kiểm soát, dẫn đến xương quai hàm bị lệch khỏi vị trí ban đầu. Nó gây ra tình trạng đau xương quai hàm, đau vùng cổ, tai,... Đặc biệt, khó khăn trong việc cử động hàm.

Viêm xoang

Viêm xoang do các loại vi khuẩn, virus gây nên, thường xuất hiện tình trạng đau nhức xương quai hàm ở một hoặc cả 2 bên, đi kèm với các triệu chứng như:

  • Khó thở, nghẹt mũi
  • Mũi hoặc cổ họng xuất hiện chất dịch nhầy màu xanh hoặc vàng
  • Ù tai, đau đầu, mất vị giác, mệt mỏi,...

Các bệnh ở xương quai hàm khác

Ngoài những nguyên nhân kể trên, đau xương quai hàm cũng có thể là một triệu của các bệnh lý khác như: viêm màng hoạt dịch ở khớp hàm, thoái hoá khớp xương quai hàm, loạn năng thái dương,...

>>Có thể bạn quan tâm: Bị đau xương gò má trái có nguy hiểm? Nguyên nhân và điều trị

Mẹo giảm đau xương quai hàm tại nhà hiệu quả

Dưới đây là một số mẹo hỗ trợ làm giảm đau bị đau xương quai hàm tạm thời tại nhà mà người bệnh có thể áp dụng:

Phương pháp chườm nóng

Chườm nóng thường áp dụng đối với những cơn đau xương quai hàm do căng thẳng gây nên, người bệnh chỉ cần làm ướt khăn mềm bằng nước ấm, áp khăn nên mặt như vậy sẽ giúp lưu thông máu đến khu vực đau, quai hàm được thư giãn và giảm đau hiệu quả.

dau-xuong-quai-ham2

Chườm lạnh

Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng có thể dùng phương pháp chườm lạnh khi bị đau xương quai hàm cấp tính. Thao tác thực hiện đơn giản, sử dụng vài viên đá, cho vào túi nilon và đặt vào khăn mềm sau đó áp lên cùng bị đau. Bởi nhiệt lạnh sẽ làm giảm mạch và giảm đau tạm thời.

Sử dụng thuốc giảm đau

Đối với những trường hợp đau xương quai hàm nhẹ, người bệnh có thể sử dụng thuốc giảm đau như Ibuprofen hay Paracetamol. Trường hợp nặng hơn thì có thể cân nhắc đến các loại thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) để đem lại hiệu quả giảm đau cao hơn.

Thư giãn cơ quai hàm tại nhà

Việc massage quai hàm khi bị đau xương quai hàm cũng có tác dụng làm giảm đau tạm thời. Bạn chỉ cần đặt ngón giữa và ngón trỏ lên vùng quai hàm bị đau, xoa bóp nhẹ nhàng, lặp đi lặp lại thao tác này cho đến khi cảm giác đau được giảm bớt.

Khi nào đau xương quai hàm cần điều trị?

Tất cả các nguyên nhân cũng như các mẹo chữa trị đau xương quai hàm tại nhà được nêu ở trên, không phải là đầy đủ. Do đó, để xác định được nguyên nhân chính xác cũng như phương pháp điều trị bệnh kịp thời. Người bệnh cần đến các cơ sở y tế, nha khoa uy tín để được các bác sĩ, nha khoa chẩn đoán và điều trị. Tránh để tình trạng đau nhức kéo dài, khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn, gây ra những ảnh hưởng khó khăn nhất định cho người bệnh.

dau-xuong-quai-ham3

Biện pháp ngăn ngừa đau xương quai hàm hiệu quả

Để chủ động trong việc phòng ngừa đau xương quai hàm, bạn có thể tham khảo và thực hiện những biện pháp sau đây:

  • Hạn chế cắn móng tay, cắn môi,... ảnh hưởng xấu cho khớp thái dương.
  • Bổ sung các chất dinh dưỡng cho xương chắc khỏe như: canxi, vitamin D,...
  • Ăn các loại thực phẩm chín, mềm.
  • Nên nhai đều cả 2 bên xương qua hàm, tránh nhai 1 bên
  • Vệ sinh răng miệng đúng cách
  • Không nên ngáp lớn, cười to,..

Nhìn chung, đau xương quai hàm có nhiều dấu hiệu nhận biết khác nhau, nguyên nhân gây nên cũng khác nhau. Do đó người bệnh cần phải đến các cơ sở y tế kịp thời để xác định được nguyên nhân chính xác, từ đó các bác sĩ hay nha sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị thích hợp. Nếu bạn có thắc mắc gì cần giải đáp, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn sớm nhất. Tdoctor hy vọng với những chia sẻ trên, chúng tôi đã giúp bạn hiểu được bệnh lý này hơn, nếu có câu hỏi về sức khỏe hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhé.

  • tdoctor

    SP CHÍNH HÃNG

    Đa dạng và chuyên sâu

  • tdoctor

    ĐỔI TRẢ TRONG 30 NGÀY

    kể từ ngày mua hàng

  • tdoctor

    CAM KẾT 100%

    chất lượng sản phẩm

  • tdoctor

    MIỄN PHÍ VẬN CHUYỂN

    theo chính sách giao hàng

tdoctor

xem các nhà thuốc trên toàn quốc

Bạn có thể tìm kiếm theo tên hoặc công dụng

Đang xử lý...