[ Bật mí ] Bị đau xương khớp uống thuốc gì hiệu quả tốt nhất
17/11/2024 22:02:41
Đau xương khớp uống thuốc gì? Là câu hỏi được nhiều người bệnh quan tâm khi cơ thể họ xuất hiện những biểu hiện đau nhức xương khớp. Đây là tình trạng bệnh lý phổ biến, nó có tác động tiêu cực đến cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Tuy vậy, vẫn còn rất nhiều người có thái độ thờ ơ, chủ quan với tình trạng đau xương khớp. Nhiều người bệnh lựa chọn mua thuốc giảm đau tự điều trị tại nhà. Vậy có những loại thuốc giảm đau nào hiệu quả, hãy cùng Tdoctor tìm hiểu nhé!
Bị đau xương khớp uống thuốc gì?
Sau khi xác định được nguyên nhân, dấu hiệu dẫn đến đau xương khớp, tuỳ thuộc vào mức độ cũng như trình trạng bệnh, bác sĩ sẽ tự vấn và kê đơn khi thuốc đau xương khớp phù hợp, hiệu quả. Để có thể đạt hiệu quả chữa trị bệnh tốt nhất bệnh nhân nên kết hợp với các liệu pháp y tế khác để giảm đau xương khớp hiệu quả. Sau đây là một số loại thuốc dành cho người bệnh khi bị đau xương khớp:
Có thể bạn quan tâm:
- Đau xương quai hàm: Dấu hiệu và cách điều trị mà bạn nên biết
- Đau xương ức bên trái và những nguyên nhân thường gặp
Bị đau xương khớp uống thuốc gì?
Thuốc giảm đau đường uống
Đau xương khớp uống thuốc gì? Khi bị đau xương khớp bệnh nhân có thể uống các loại thuốc giảm đau như thuốc chống viêm không steroid (NSAID), NSAID chỉ được kê trong thời gian cơn đau cấp, paracetamol. Cụ thể như:
- Thuốc giảm đau Paracetamol: Đây là loại thuốc thuốc giảm đau quen thuộc với người dùng, được coi là thuốc giảm đau phổ biến mà không cần kê đơn. Thuốc này giúp ức chế Cyclooxygenase, giảm sản xuất Prostaglandin giúp giảm đau hiệu quả. Thuốc này được chỉ định sử dụng cho các bệnh đau xương khớp như: bong gân, bệnh xương khớp mãn tính, chấn thương,... Đồng thời, chống chỉ định với những người mẫn cảm với các thành phần của thuốc, người mắc bệnh về gan, tim, phổi, người thiếu hụt men Glucose-6-phosphat Dehydrogenase, người bị thiếu máu,...
- Thuốc kháng viêm không steroid (NSAID): Các loại thuốc thuộc nhóm này có tác dụng làm giảm đau thông qua cơ chế Cyclooxygenase toàn thân, cải thiện triệu chứng bệnh. NSAID có tác dụng mạnh hơn so Paracetamol và có khả năng kháng viêm, hạ sốt nhẹ,... Chống chỉ định đối với những người mẫn cảm với thành phần của thuốc, phụ nữ mang thai, phụ nữ đang cho con bú, người có vấn đề về dạ dày, suy gan, suy thận.
Thuốc tiêm giảm đau
Nếu người bệnh đang băn khoăn không biết đau xương khớp uống thuốc gì? Thì thuốc tiêm giảm đau có thể là thông tin bạn cần biết. Thuốc tiêm giảm đau là trong những phương pháp giảm đau xương khớp hiệu quả. Ngoài việc tìm hiểu đau xương khớp uống thuốc gì, thì có thể thay thế bằng phương pháp tiêm thuốc vào trong khớp. Một số thuốc tiêm cụ thể:
- Thuốc kháng viêm Corticoid: Thuốc này có tác dụng chống viêm, sử dụng để điều trị các bệnh viêm khớp mãn tính, hỗ trợ giảm đau, giảm sưng hiệu quả. Đặc biệt, chống chỉ định với người mẫn cảm với thành phần Corticoid, nhiễm lao, phụ nữ mang thai, nhiễm nấm toàn thân, nhiễm lậu,...
- Thuốc Hyaluronate sodium: Ngoài việc giảm đau, kháng viêm, loại thuốc này còn có tác dụng ức chế quá trình thoái hoá sụn khớp. Chống chỉ định với những người mẫn cảm với thành phần của thuốc. Lưu ý, đọc kỹ hướng dẫn và liều lượng trước khi sử dụng.
Sử dụng thuốc giảm đau tác dụng chậm
Thuốc giảm đau tác dụng chậm có tác dụng giảm đau xương khớp, cũng như giảm tiêu thụ thuốc giảm đau, thuốc chống viêm. Nhóm thuốc này gồm các thành phần chondroitin và glucosamine:
- Glucosamine: Là protein đường, nó có vai trò khá quan trọng trong quá trình hình thành và sửa chữa sụn. Đồng thời, loại thuốc có chứa thành phần này được sử dụng phổ biến để điều trị các bệnh viêm khớp như viêm xương khớp, viêm xương khớp thái dương hàm, hỗ trợ chống lại khối u trong xương,... nhờ đặc tính chống viêm, giảm đau. Hạn chế sử dụng nếu người bệnh đang mắc các bệnh lý như tiểu đường, đông máu, hen suyễn, cao huyết áp,..
- Chondroitin: Được hình thành từ các chuỗi đường, hỗ trợ duy trì chất lỏng, sự linh hoạt trong các khớp. Các loại thuốc Chondroitin giúp cải thiện cơn đau khớp, đau đầu khối, làm chậm quá trình thu hẹp không gian khớp. Đặc biệt, loại thuốc này hầu như không có tác dụng phụ.
Các loại thuốc trên đã giải đáp phần nào đó cho câu hỏi “đau xương khớp uống thuốc gì?”. Tuy nhiên, thông tin trên chỉ để tham khảo, khi bị đau xương khớp người bệnh cần phải tìm đến các cơ sở khám chữa bệnh đạt tiêu chuẩn. Nhằm xác định được nguyên nhân, phương pháp điều trị đúng cách và được kê đơn thuốc đúng chỉ định.
>>Có thể bạn quan tâm: Sản phẩm giảm đau xương khớp của Trung Sơn Pharma
Bị đau xương khớp uống thuốc gì?
Lưu ý bị đau xương khớp uống thuốc gì?
Người bệnh khi bị đau xương khớp, sử dụng thuốc giảm đau cần lưu ý một số điều sau:
- Thực hiện đúng liều lượng, lịch trình uống thuốc theo đúng chỉ định kê đơn của bác sĩ. Không được sử dụng quá liều.
- Không được sử dụng hay kết hợp nhiều loại thuốc NSAID cùng lúc, cũng như không sử dụng cùng với các loại thuốc chống đông mà không có sự chỉ dẫn của bác sĩ.
- Người bệnh có thể tham khảo dùng thuốc trong bữa ăn để bảo vệ dạ dày, đặc biệt đối với những người bệnh > 65 tuổi.
- Sau khi sử dụng thuốc giảm đau xương khớp, cần phải chú ý theo dõi xem có bất kỳ tác dụng phụ nào xảy ra hay không, nếu có hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám.
- Bên cạnh việc sử dụng thuốc giảm đau, người bệnh cần tập luyện thể thao thường xuyên ở mức độ nhẹ kết hợp cùng với các chuyên gia vật lý trị liệu để đạt được hiệu quả giảm đau tốt nhất.
Lưu ý bị đau xương khớp uống thuốc gì?
Qua bài viết trên, chắc hẳn người đọc đã có câu trả lời của riêng mình cho vấn đề “đau xương khớp uống thuốc gì?”. Tuy nhiên, dù ở trong trường hợp bệnh tình nặng hay nhẹ thì người bệnh cũng cần phải đến các cơ sở y tế được cấp phép để thăm khám và điều trị bệnh dứt điểm. Tránh để lâu, bệnh tình sẽ trở nên nghiêm trọng và ảnh hưởng nặng nề đến cuộc sống của bạn.
<
-
SP CHÍNH HÃNG
Đa dạng và chuyên sâu
-
ĐỔI TRẢ TRONG 30 NGÀY
kể từ ngày mua hàng
-
CAM KẾT 100%
chất lượng sản phẩm
-
MIỄN PHÍ VẬN CHUYỂN
theo chính sách giao hàng

Xem danh sách nhà thuốc trên toàn quốc
-
Duy Nguyễn Nhất
Rất tuyệt vời, đặc biệt trong mùa dịch đi lại khó khăn. Chúc tdoctor ngày càng phát triển và mở rộng phạm vi ra nhiều tỉnh hơn, nhất là vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
-
Quốc Bình Vũ
Ứng dụng rất hay. Giúp mọi người hạn chế bệnh gì cũng phải đến bệnh viện khám. Đỡ mất thời gian, công sức và tiền bạc vì nhiều khi vô gặp bs cũng chỉ cần hỏi vài câu và cho SP.
-
Nguyễn Ngọc Minh
Em bị ung thư thấy bác sĩ tuyến trung ương trong hệ thống tdoctor, bác sĩ bên tdoctor rất nhiệt tình, rất tiện cho trường hợp mua sản phẩm dược và thực phẩm chức uy tín online.