Tdoctor
Ứng dụng Tdoctor
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
tdoctor

Nguyên nhân và điều trị tình trạng đau xương quai hàm bên trái

19/11/2024 21:41:55

Đau xương quai hàm bên trái không phải là căn bệnh phổ biến, nhưng nó lại gây ra tình trạng đau nhức, khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Chính vì vậy, chúng ta cần xác định rõ nguyên nhân gây ra tình trạng bệnh để đưa ra những phương pháp điều trị phù hợp với từng đối tượng khác nhau. Bài viết dưới đây, sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả tình trạng trên.

dau-xuong-quai-ham-ben-trai

Dấu hiệu nhận biết đau xương quai hàm bên trái

Thông thường khi bị đau xương quai hàm trái có một số biểu hiện cụ thể như sau:

  • Hàm cứng và đau
  • Đau nhức bên trong tai và vùng quanh tai
  • Ăn uống, nhai nuốt khó chịu, khó khăn
  • Thỉnh thoảng xuất hiện đau vùng mặt
  •  Khớp hàm cứng, đóng mở miệng khó

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau xương quai hàm bên trái

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau xương quai hàm bên trái, mỗi trường hợp có sẽ những nguyên nhân gây ra khác nhau. Sau đây là một số nguyên nhân mà người bệnh hay gặp phải:

Vấn đề về răng

Đau quai hàm bên trái bị gây ra bởi các vấn đề như sâu răng, mọc răng khôn, áp xe răng,... Những cơn đau xuất hiện theo từng cơn thậm chí nó có thể kéo dài hơn nữa gây ra chảy máu chân răng, lở miệng, sưng lợi, đau răng cùng một lúc.

Viêm khớp thái dương hàm

Một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng đau quai hàm bên trái là do viêm khớp thái dương hàm. Khi bị viêm khớp thái dương hàm người bệnh sẽ có những triệu chứng đi kèm như viêm đĩa đệm bảo vệ khớp hàm, thoái hóa đĩa đệm hỗ trợ cử động hoặc khớp hàm bị kích ứng, chấn thương.

Có thể bạn quan tâm:

dau-xuong-quai-ham-ben-trai1

Đau dây thần kinh dẫn đến đau xương quai hàm bên trái

Người bệnh khi bị đau dây thần kinh sinh ba có thể xuất hiện kèm triệu chứng đau xương quai hàm trái. Hiện tượng này thường gặp ở nữ giới, nam giới ít hơn. Nó sẽ gây ra những cơn đau dữ dội khi cử động quai hàm hoặc khi chạm vào nó. Bên cạnh đó, có thể xuất hiện các triệu chứng như co giật vùng mặt, cơn đau kéo dài dữ dội trong nhiều giờ. Lúc này, người bệnh cần tới ngay các cơ sở y tế để được chữa trị kịp thời.

Đau xương quai hàm bên trái do viêm xoang

Viêm xoang là bệnh lý có thể gây ra tình trạng đau xương quai hàm bên trái, ảnh hưởng đến vùng tai mũi họng. Biểu hiện cho thấy bạn có thể mắc chứng viêm xoang là:

  • Tắc mũi, khó thở
  • Nước mũi chảy ra
  • Người mệt mỏi, mất khứu giác
  • Đau mặt, đau tai, đầu

Viêm tủy xương

Khi bị viêm tủy xương, người bệnh sẽ có cảm giác đau xương quai hàm bên trái, bên phải bởi xương làm là vị trí dễ bị nhiễm khuẩn nếu không được vệ sinh và bảo vệ sạch sẽ. Ngoài ra, viêm tủy xương còn có thể dẫn đến hoại tử xương rất nguy hiểm. Chính vì vậy, khi bạn xuất hiện các triệu chứng như sốt, sưng hàm, tê, đau nhức hàm,.. cần phải đến cơ sở y tế để được thăm khám và chữa trị kịp thời.

Đau xương quai hàm bên trái do khối u và nang

Khối u hay nang cũng là nguyên nhân phổ biến dẫn đến đau xương quai hàm trái. Tuy nhiên, các triệu chứng của bệnh lý này không rõ rệt. Nếu bạn có những biểu hiện sau, thì khả năng bạn đang mắc chứng đau xương quai hàm đo khối u chèn ép từ bên trong:

  • Chảy máu trong miệng, viêm loét miệng
  • Sưng mặt, sưng hàm
  • Khó khăn khi cử động hàm

dau-xuong-quai-ham-ben-trai2

Cách điều trị đau xương quai hàm bên trái hiệu quả

Đau xương quai hàm bên trái là nỗi ám ảnh của rất nhiều người bệnh. Để khắc phục trình trạng này, bạn có thể tham khảo một số phương pháp dưới đây:

Dùng thuốc giảm đau

Dùng thuốc giảm đau được coi là phương pháp giảm đau hiệu quả tức thì. Bạn có thể tham khảo một số loại thuốc giảm đau không cần kê đơn như ibuprofen hay paracetamol. Cơn đau của bạn sẽ được giảm đáng kể chỉ sau 2 phút dùng thuốc. Nếu bạn muốn dùng liều lượng cao hơn thì cần có sự tư vấn của các bác sĩ chuyên môn, tránh những hậu quả không đáng có xảy ra.

Chườm ấm hoặc lạnh

Đây là phương pháp đơn giản, hữu hiệu để khắc phục tình trạng đau xương quai hàm bên trái. Cách thực hiện dễ dàng, bạn chỉ cần lấy 1 vài viên đá nhỏ cho vào chiếc khăn mềm sau đó đặt lên vùng xương hàm bị đau khoảng 10-15 phút, thao tác được lặp đi lặp lại cho đến khi bạn cảm thấy đỡ đau. Hoặc bạn có thể sử dụng khăn mềm cho vào nước ấm, vắt nhẹ nước và áp lên vùng bị đau là được.

Massage thư giãn cho cơ hàm

Biện pháp massage sẽ giúp hàm được thư giãn, giảm tình trạng căng thẳng. Cách này đặc biệt hữu hiệu đối với những người mặc bệnh viêm khớp thái dương. Phương pháp thực hiện khá đơn giản, bạn chỉ cần lấy 2 ngón tay ấn vào vùng hàm bị đau và nhấn xoay theo hình tròn.

Điều trị tại các cơ sở y tế, phòng khám, bệnh viện

Nếu cơn đau xương quai hàm bên trái ngày càng kéo dài, đau nhức dữ dội, người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế, bệnh viện, phòng khám nha khoa uy tín để được các bác sĩ, nha sĩ tư vấn và điều trị phù hợp. Không được để tình trạng này kéo dài khiến bệnh ngày càng nghiêm trọng hơn. Người bệnh không được phép chủ quan trong bất kì trường hợp nào


Bài viết trên là tất cả những thông tin tổng hợp về chứng đau xương quai hàm bên trái. Người bệnh cần theo dõi cũng như chú ý đến tình trạng sức khỏe của mình. Khi thấy có bất kỳ triệu chứng, dấu hiệu lạ cần phải đến cơ sở y tế chất lượng để được thăm khám, điều trị kịp thời. Nếu bạn đang gặp vấn đề về đau xương quai hàm trái cần được tư vấn, hãy liên hệ ngay cho Tdoctor để nhận hỗ trợ nhé!

  • tdoctor

    SP CHÍNH HÃNG

    Đa dạng và chuyên sâu

  • tdoctor

    ĐỔI TRẢ TRONG 30 NGÀY

    kể từ ngày mua hàng

  • tdoctor

    CAM KẾT 100%

    chất lượng sản phẩm

  • tdoctor

    MIỄN PHÍ VẬN CHUYỂN

    theo chính sách giao hàng

tdoctor

Xem danh sách nhà thuốc trên toàn quốc

Bạn có thể tìm kiếm theo tên hoặc công dụng

Đang xử lý...