Tdoctor
Ứng dụng Tdoctor
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
tdoctor

Đau xương quai xanh là bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị

23/11/2024 20:47:28

Đau xương quai xanh là tình trạng phổ biến sẽ gây ra những ảnh hưởng đáng kể đến sinh hoạt hàng ngày của bạn. Vậy nguyên nhân gây ra cơn đau này? Và đâu là phương pháp điều trị hiệu quả để xoa dịu cơn đau? Đừng lo lắng, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến đau xương quai xanh cũng như những phương pháp giúp giảm đau hiệu quả.

dau-xuong-quai-xanh

Đau xương quai xanh

Đau xương quai xanh là bệnh gì?

Khi bị đau xương quai xanh (đau xương đòn) người bệnh sẽ có cảm giác khó chịu, đau nhức tại vị trí nối giữa xương cánh tay và bả vai. Tình trạng đau nhức này có thể gặp ở bất kỳ độ tuổi nào, nhưng phổ biến hơn ở những người trưởng thành & người cao tuổi. Các dấu hiệu nhận biết bao gồm đau khi chạm vào xương đòn, cảm giác đau nhói hoặc âm ỉ khi cử động cánh tay, cơn đau có thể lan tỏa đến vai hoặc cổ. Tình trạng đau có thể dao động từ mức độ nhẹ đến mức độ nặng, tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ tổn thương.

Nếu người bệnh không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, nó có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng chẳng hạn như viêm nhiễm lan rộng, hạn chế khả năng cử động của vùng vai – cánh tay, khiến bệnh trở nên nghiệm trọng hơn.

Có thể bạn quan tâm:

Nguyên nhân gây đau xương quai xanh

Đau xương quai xanh có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm cả chấn thương vật lý, viêm nhiễm, hoặc các bệnh lý liên quan đến cơ xương khớp như thoái hóa cột sống, tật cột sống. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng này:

Chấn thương vật lý

Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra đau xương quai xanh, thường gây ra do va đập trực tiếp vào xương đòn hoặc té ngã va vào ngực, có thể là do tác động tham gia các hoạt động thể thao cường độ mạnh như bơi lội, bóng rổ, hay tai nạn giao thông. Bên cạnh đó, căng cơ hoặc vận động sai tư thế cũng có thể gây tổn thương gân cơ vùng vai, làm chèn ép khiến đau ở xương quai xanh.

Viêm xương quai xanh

Khi bị viêm xương quai xanh người bệnh sẽ có biểu hiện tình trạng đau nhức tại khu vực này. Thông qua các triệu chứng như cơn đau âm ỉ ở vùng xương đòn, cảm giác đau sâu bên trong xương,.... Các cơn đau có thể lan đến vùng cổ, dọc theo chiều dài xương đòn và lan rộng ra đến vai. Đồng thời, nó còn có thể đi kèm tình trạng sưng đỏ và cảm giác đau nhói khi ấn vào khu vực giữa ngực, đặc biệt ở bên vùng bị viêm.

Viêm khớp ức đòn gây đau xương quai xanh

Tình trạng viêm khớp ức-đòn xảy ra khi các bao hoạt dịch trong khớp bị viêm hoặc có thể hình thành ổ áp xe, khiến bạn đau nhức vùng xương quai xanh. Tình trạng viêm làm hạn chế tính linh hoạt cũng như làm giảm phạm vi cử động của khớp, gây đau nhức, đặc biệt khi vận động vùng ngực hoặc vai.

dau-xuong-quai-xanh1

Nguyên nhân gây đau xương quai xanh

Vấn đề cơ xương khớp

Đau xương quai xanh cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo của các bệnh lý thoái hóa cột sống hoặc viêm khớp, hoặc dị tật cột sống. Nếu để lâu, các gân cơ vùng vai sẽ dần bị thoái hóa, đặc biệt là ở những người lớn tuổi, làm cho bạn có cảm giác đau nhức, mỏi mệt quanh vùng xương quai xanh bị viêm, đau.

Để xác định chính xác các nguyên nhân gây đau xương quai xanh, người bệnh nên thăm khám bác sĩ chuyên khoa. Các phương pháp xác định chẩn đoán thường bao gồm xét nghiệm hình ảnh như X-quang, MRI nhằm đánh giá mức độ tổn thương và tìm ra nguyên nhân cụ thể một cách chính xác. Dựa vào kết quả thăm khám, các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp để hỗ trợ bạn giảm đau và khôi phục khả năng vận động.

Cách chữa đau xương quai xanh hiệu quả

Để giảm đau cũng như cải thiện tình trạng đau nhức xương quai xanh, người bệnh có thể sử dụng một số phương pháp sau:

  • Nghỉ ngơi & hạn chế hoạt động mạnh: Nghỉ ngơi sẽ giúp giảm áp lực lên xương quai xanh, làm cho quá trình phục hồi diễn ra nhanh hơn. Đồng thời, hạn chế các hoạt động gây áp lực lên vùng vai và bạn có thể sử dụng địu hỗ trợ để giảm tải trọng lên các khớp.
  • Sử dụng thuốc giảm đau: Các loại thuốc giảm đau như Paracetamol và thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) có thể hỗ trợ giảm nhanh cơn đau khớp. Tuy nhiên, người bệnh nên sử dụng thuốc theo sự chỉ định của bác sĩ để tránh tác dụng phụ ngoài ý muốn. Không được tự ý dùng thuốc, đặc biệt nếu cơn đau kéo dài cần đến ngay các cơ sở y tế.
  • Tập vật lý trị liệu: Vật lý trị liệu sẽ giúp tăng cường sức mạnh đồng thời cải thiện tính linh hoạt của cơ vùng vai, giảm đau xương quai xanh và hỗ trợ phục hồi chức năng vận động. Tuy nhiên, các bài tập này sẽ tác động trực tiếp đến khớp, xương, theo đó người bệnh nên tập theo chỉ dẫn của chuyên gia nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối.
  • Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng: Một chế độ ăn uống hợp lý giúp nâng cao sức đề kháng, hỗ trợ quá trình hồi phục. Người bệnh cần bổ sung đầy đủ canxi, vitamin D và các chất chống oxy hóa từ các loại thực phẩm như rau củ quả để duy trì sức khỏe cho xương và khớp, giảm thiểu nguy cơ mắc tình trạng đau xương khớp.
  • Thăm khám bác sĩ khi cần thiết: Nếu tình trạng đau xương quai xanh của người bệnh kéo dài hoặc trở nên nghiêm trọng hơn, người bệnh hãy đến gặp bác sĩ ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

>>Xem thêm ngay: Bị đau xương khớp uống thuốc gì?

dau-xuong-quai-xanh2

Cách chữa đau xương quai xanh hiệu quả

Hy vọng, bài viết trên đã giúp bạn nắm bắt được thông tin về nguyên nhân gây đau xương quai xanh cũng như các điều trị tình trạng này hiệu quả. Nếu bạn có thắc mắc nào cần được giải đáp hoặc cần được tư vấn kỹ hơn về vấn đề này thì hãy liên hệ ngay với Tdoctor để được giải đáp mọi vấn đề nhanh nhất.

  • tdoctor

    SP CHÍNH HÃNG

    Đa dạng và chuyên sâu

  • tdoctor

    ĐỔI TRẢ TRONG 30 NGÀY

    kể từ ngày mua hàng

  • tdoctor

    CAM KẾT 100%

    chất lượng sản phẩm

  • tdoctor

    MIỄN PHÍ VẬN CHUYỂN

    theo chính sách giao hàng

tdoctor

Xem danh sách nhà thuốc trên toàn quốc

Bạn có thể tìm kiếm theo tên hoặc công dụng

Đang xử lý...