Nguyên nhân và cách khắc phục đau xương cụt khi ngồi
17/11/2024 22:22:48
Đau xương cụt khi ngồi là cảm giác đau ở vùng xương cụt khi đứng lên ngồi xuống. Đây là phần xương cuối cùng nằm ở vị trí dưới cùng cột sống. Những cơn đau này có thể gây ra do chấn thương tại vùng xương cụt hoặc các cơ quan dây chằng xung quanh nó. Hầu hết, các cơn đau sẽ có dấu hiệu giảm trong vài tuần, vài tháng hoặc thậm chí nó còn có thể kéo dài hơn nữa, gây ra những ảnh hưởng nhất định đến đời sống sinh hoạt hàng ngày. Vậy nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng này là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Đau xương cụt khi ngồi
Đau xương cụt khi ngồi là bệnh gì?
Như chúng ta đã biết, phần xương cụt được cấu tạo từ 3-5 đốt sống hợp nhất thành một xương. Xương cụt nằm ở vị trí cuối cùng của đốt sống, do đó sẽ có một số gân, cơ, dây chằng bám vào đó. Vì vậy, khi cả xương cụt, khung xương chậu cùng lúc chịu sức nặng quá mức của cả cơ thể khi ngồi xuống sẽ dẫn đến cong một phần xương quá mức, gây ra vấn đề đau nhức xương cụt khi ngồi.
Như vậy, đau xương cụt khi ngồi lúc này được định nghĩa là cơn đau ở trong và xung quanh vùng xương cụt, nằm ở vị trí cuối cùng của cột sống, phí trên khe mông. Thông thường, các cơn cơn đau này âm ỉ hoặc đau nhói, đôi khi sẽ có cảm giác co thắt cơ. Cơn đau sẽ có biểu hiện rõ rệt hơn khi bạn vận động, hoặc ngồi lâu.
Bên cạnh đó, khi bị đau xương cụt khi ngồi, người bệnh có thể sẽ đi kèm các triệu chứng như: Buồn nôn ói, yếu cơ, mất cảm giác, khó chịu đường tiêu hóa, đau quặn bụng, đau ở trực tràng,...
Có thể bạn quan tâm:
- Đau xương hông bên trái: Nguyên nhân và điều trị bệnh này
- Đau xương quai hàm: Dấu hiệu và cách điều trị mà bạn nên biết
Nguyên nhân bị đau xương cụt khi ngồi là gì?
Đau xương cụt khi ngồi lâu có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, một số nguyên nhân phổ biến như:
Căng cơ, căng dây chằng
Khi ngồi lâu, có thể dẫn đến nguy cơ căng cơ, căng các dây chằng xung quanh vùng xương cụt, dẫn đau nhức vùng xương cụt khi ngồi.
Do ngồi sai tư thế
Ngồi sai tư thế hay tư thế ngồi không đúng sẽ khiến cong lưng hoặc vẹo người làm tăng áp lực lên vùng xương cụt gây ra hiện tượng đau xương cụt khi ngồi.
Xương cụt bị áp lực trong thời gian dài
Khi bạn ngồi lâu tại một vị trí, phần xương cụt sẽ bị áp lực lớn từ trọng lượng toàn bộ cơ thể ép xuống. Lực này trong thời gian dài khiến xương cụt bị đau và gây cảm giác khó chịu, đặc biệt là khi ngồi lên vật thể cứng hoặc ở tư thế ngồi không thoải mái.
Vấn đề bệnh lý xương khớp
Hầu hết khi gặp vấn đề về xương khớp như thoái hóa đốt sống, chấn thương vùng xương cụt hoặc viêm khớp cũng có thể là nguy cơ gây ra hiện tượng đau xương cụt khi ngồi.
Không hoạt động trong thời gian ngồi lâu
Nếu bạn ngồi lâu trong thời gian dài, không cho cơ thể hoạt động có thể làm giảm tuần hoàn máu, làm cứng các cơ, khiến cho xương cụt đau và căng thẳng.
Nguyên nhân bị đau xương cụt khi ngồi là gì?
Các biện pháp làm giảm đau xương cụt khi ngồi
Để có thể khắc phục tình trạng đau xương cụt khi ngồi, bạn có thể áp dụng một số phương pháp sau:
- Điều chỉnh tư thế ngồi đúng: Bạn cần ngồi thẳng lưng, không được ngồi lệch sang một bên. Sử dụng ghế có phần tựa để hỗ trợ đẩy lưng.
- Trang bị gối đệm xương cụt: Sử dụng gối đệm xương cụt sẽ giúp giảm bớt áp lực lên vùng xương cụt. Người dùng có thể sử dụng nó khi ngồi làm việc hoặc khi lái xe.
- Tập các bài tập giãn cơ: Các bài tập giãn cơ sẽ hỗ trợ giảm một phần nào đó căng thẳng, đau ở vùng xương cụt. Đặc biệt, tình trạng đau xương cụt khi ngồi khi thực hiện sẽ giúp kéo căng cơ lưng dưới cũng như tạo sự thư giãn cho xương, giảm đau.
- Cần nghỉ ngơi & thay đổi tư thế ngồi: Bạn không nên ngồi quá lâu trong một thời gian dài. Mà cần phải đứng dậy di chuyển, vận động sau khoảng 30-60 phút ngồi, để hạn chế tình trạng đau xương cụt khi ngồi lâu.
- Kết hợp sử dụng chườm nóng hoặc lạnh: Phương pháp chườm nóng hoặc chườm lạnh từ lâu đã được xem là phương pháp hỗ trợ giảm đau hiệu quả. Do đó, bạn có thể sử dụng túi chườm trong khoảng 15-20 để giảm đau vùng xương cụt.
>> Có thể bạn quan tâm: Bị đau xương khớp uống thuốc gì hiệu quả tốt nhất
Các biện pháp làm giảm đau xương cụt khi ngồi
Dụng cụ hỗ trợ hạn chế đau xương cụt khi ngồi
Bạn nên trang bị cho mình một số dụng cụ hỗ trợ ngồi đúng tư thế nhằm hạn chế tình trạng bị đau xương cụt khi ngồi. Những công cụ hỗ trợ bạn có thể tham khảo như sau:
- Ghế có tựa đầu và hỗ trợ lưng: Sử dụng ghế có hỗ trợ lưng và tự đầu giúp giảm áp lực lên vùng xương cụt. Ghế này có thể sử dụng tại nhà hoặc văn phòng làm việc.
- Ghế đứng: Cho phép bạn thay đổi giữa tư thế ngồi và đứng, hạn chế lực lớn đè lên phần xương cụt.
- Tấm thảm lót chân: Thảm lót chân hỗ trợ duy trì ngồi đúng tư thế cũng như tạo cảm giác thoải mái khi ngồi. Đặc biệt thảm này có thể tùy chỉnh độ cam theo chiều cao của ghế và bàn làm việc.
>> Xem thêm ngay: Sản phẩm hỗ trợ đau xương khớp tốt nhất của Trung Sơn Pharma
Đau xương cụt khi ngồi là vấn đề phổ biến và thường gặp ở dân văn phòng, để có thể khắc phục tình trạng này bạn cần ngồi đúng tư thế, trang bị dụng cụ hỗ trợ cũng như các phương pháp giảm đau hiệu quả. Khi bạn hiểu rõ nguyên nhân cũng như cách khắc phục tình trạng này thì bạn sẽ có cho mình những biện pháp phù hợp để hạn chế tình trạng đau xương cụt.
Tuy nhiên, khi mức độ đau xương cụt của bạn trở nên nghiêm trọng, bạn cần nên đến các phòng khám, bệnh viện uy tín để được tư vấn cụ thể nhất cũng như có phương pháp để điều trị đau xương cụt khi ngồi kịp thời. Liên hệ ngay với Tdoctor để được tư vấn và hỗ trợ một cách tốt nhất nhé.
-
SP CHÍNH HÃNG
Đa dạng và chuyên sâu
-
ĐỔI TRẢ TRONG 30 NGÀY
kể từ ngày mua hàng
-
CAM KẾT 100%
chất lượng sản phẩm
-
MIỄN PHÍ VẬN CHUYỂN
theo chính sách giao hàng
Xem danh sách nhà thuốc trên toàn quốc
-
Duy Nguyễn Nhất
Rất tuyệt vời, đặc biệt trong mùa dịch đi lại khó khăn. Chúc tdoctor ngày càng phát triển và mở rộng phạm vi ra nhiều tỉnh hơn, nhất là vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
-
Quốc Bình Vũ
Ứng dụng rất hay. Giúp mọi người hạn chế bệnh gì cũng phải đến bệnh viện khám. Đỡ mất thời gian, công sức và tiền bạc vì nhiều khi vô gặp bs cũng chỉ cần hỏi vài câu và cho SP.
-
Nguyễn Ngọc Minh
Em bị ung thư thấy bác sĩ tuyến trung ương trong hệ thống tdoctor, bác sĩ bên tdoctor rất nhiệt tình, rất tiện cho trường hợp mua sản phẩm dược và thực phẩm chức uy tín online.