[ Chia sẻ ] Nguyên nhân đau xương mu sau sinh do đâu?
26/11/2024 22:55:44
Đau xương mu sau sinh là vấn đề thường gặp ở nữ giới và được rất nhiều chị em đặc biệt quan tâm. Bởi, tình trạng này khiến cơ thể mẹ đầu đau nhức, khó chịu, ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt. Vậy nếu chị em nào đang gặp phải hiện tượng này nhưng chưa biết nguyên nhân do đâu? Và cách xử lý, điều trị sao cho hiệu quả? Thì hãy theo dõi ngay bài viết sau đây của chúng tôi nhé!
Đau xương mu sau sinh là gì?
Đau xương mu sau sinh con là sự thay đổi đáng kể trong cấu trúc và chức năng của khung chậu của phụ nữ. Đây là một phần trong cấu trúc xương chậu, nối với nhau tại khớp xương mu ở phía trước. Khớp này được hệ thống dây chằng hỗ trợ, tạo nên tính linh hoạt cần thiết cho cơ thể nữ giới trong quá trình mang thai và sinh con.
Trong suốt thai kỳ, áp lực từ thai nhi có thể làm căng các dây chằng, dẫn đến đau xương mu sau sinh. Mặc dù đa số các trường hợp không gây nguy hiểm nghiêm trọng, nhưng nếu tình trạng đau kéo dài sẽ gây ra hậu quả khôn lường, không mong muốn.
Có thể bạn quan tâm:
- Cách giảm đau xương mu khi mang thai tháng cuối hiệu quả
- Nguyên nhân gây đau xương sườn bên phải khi mang thai
Nguyên nhân bị đau xương mu sau sinh
Hiện nay, có rất nhiều nguyên nhân khiến phụ nữ hay gặp phải đối mặt với tình Sau xương mu bị đau nhức và một trong những nguyên nhân phổ biến nhất đó là:
Thiếu hụt Canxi
Sau sinh, khiến người phụ nữ sau sinh phải đối diện với những thay đổi khó khăn về sức khỏe mà ít ai thấu hiểu hết, đặc biệt với tình trạng sinh mổ. Cơ thể thường gặp phải tình trạng thiếu hụt canxi, vitamin D và vitamin B12. Sự thiếu hụt này gây ra những ảnh hưởng sâu sắc đến hệ thần kinh ngoại biên, dẫn đến những cơn đau tê bì, nhức mỏi kéo dài ở các khớp và làm giảm độ săn chắc của dây chằng.
Lưu ý: Trong thời gian mang thai, canxi là yếu tố quyết định cho sự phát triển xương và răng của bé, đồng thời cũng là yếu tố bảo vệ sức khỏe của mẹ. Nếu chế độ ăn không cung cấp đủ lượng canxi cần thiết, chính cơ thể mẹ sẽ bị “lấy đi” nguồn canxi từ xương để nuôi dưỡng thai nhi. Từ đó, làm xương mẹ trở nên yếu mềm, dễ bị đau xương mu sau sinh.
Vận động mạnh sau sinh
Khoảng thời gian sau sinh là lúc cơ thể người mẹ cần sự chăm sóc và nghỉ ngơi nhiều nhất. Thế nhưng, không ít phụ nữ phải trở lại nhịp sống vội vã, vận động mạnh sớm hơn mức cần thiết. Điều này, khiến việc phục hồi bị kéo dài thêm thời gian. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến đau xương mu sau sinh.
Viêm nhiễm đường tiết niệu
Sau khi sinh, sức đề kháng của người mẹ thường suy giảm rõ rệt, trong khi cơ thể vẫn đang phải đối diện với nhiều thay đổi lớn. Quá trình ra sản dịch kéo dài, cùng với việc sử dụng băng vệ sinh liên tục là điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn xâm nhập vào đường tiết niệu. Với đặc điểm cấu tạo ngắn và thẳng của đường tiết niệu nữ, lại nằm gần hậu môn, phụ nữ dễ dàng bị tấn công bởi các loại vi khuẩn. Triệu chứng của viêm đường tiết niệu như:
- Tiểu rắt
- Tiểu buốt
- Căng tức xương mu
Từ đó, không chỉ gây đau đớn mà còn làm gián đoạn giấc ngủ, tâm lý và sức khỏe của các mẹ, khiến họ không thể tập trung toàn tâm chăm sóc con nhỏ.
Viêm nhiễm vùng chậu
Xương chậu là vùng dễ bị tổn thương nhất sau sinh, vì vị trí này gần khu vực sinh nở và tiếp xúc với nhiều tác nhân có khả năng gây viêm nhiễm. Điều này, có thể gây ra các cơn đau âm ỉ ở vùng kín, nhưng sự nghiêm trọng của nó không dừng lại ở đó. Nếu không được điều trị, viêm nhiễm có thể lan rộng, thậm chí gây áp xe buồng trứng, nguy cơ mang thai ngoài tử cung, hoặc dẫn đến tình trạng vô sinh. Đây là ảnh hưởng nghiêm trọng tới các chị em khi bị đau xương mu sau sinh nở.
Viêm nhiễm bàng quang
Viêm bàng quang là một trong những tình trạng phổ biến mà phụ nữ sau sinh thường phải đối mặt. Các tổn thương ở vùng kín sau sinh tạo điều kiện cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập, gây nên những cơn đau vùng bụng dưới và khó chịu khi tiểu tiện. Triệu chứng này nếu không được phát hiện và điều
Những ảnh hưởng của việc đau xương mu sau sinh
Việc xương mu bị ảnh hưởng và gây ra tình trạng đau nhức gây ra không ít phiền toái trong sinh hoạt mà còn ảnh hưởng nhiều tới sức khoẻ, và tâm lý của các chị em phụ nữ. Cụ thể những ảnh hưởng đó chính là:
- Cơ thể suy nhược, di chuyển khó khăn: Đau nhức xương mu sau sinh mổ sẽ khiến cơ thể luôn mệt mỏi, suy nhược, gây khó khăn cho việc di chuyển và sinh hoạt hằng ngày. Nếu không khắc phục kịp thời, người mẹ thể dẫn đến stress, ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng sữa, và làm suy giảm khả năng chăm sóc con.
- Ảnh hưởng tới quá trình chăm sóc con: Cơn đau xương mu sau sinh khiến việc chăm sóc bé trở nên bất tiện, đặc biệt là khi cần bế, ru hoặc đặt bé xuống. Các động tác cử động này sẽ gây áp lực lớn đến phần xương mu, gây đau hơn khiến người mẹ gặp khó khăn lớn trong việc chăm sóc con.
- Tác động tâm lý tiêu cực: Khi tâm lý bị ảnh hưởng sẽ làm suy giảm chất lượng cuộc sống từ đó gây ra các suy nghĩ tiêu cực và né tránh xã hội, đặc biệt có những hành động gây hại đến tính mạng.
- Không thoải mái trong quan hệ vợ chồng: Cơn đau liên tục khiến phụ nữ giảm ham muốn hoặc các cuộc tình không còn thân mật. Tạo thành vách ngăn lớn cho cả chồng & vợ trong cuộc hâm nóng tình cảm.
Cách làm giảm đau xương mu sau sinh hiệu quả
Để xử lý dứt điểm tình trạng đau xương mu sau sinh nở các bác sĩ thường khám kiểm tra biểu hiện và tình trạng trước khi đưa ra phương pháp. Tuy nhiên, các chị em có thể tham khảo cách điều trị sau cải thiện tình trạng này hiệu quả:
Điều trị bằng thuốc theo đơn của bác sĩ
Đau xương mu sau sinh thường xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó viêm nhiễm là nguyên nhân thường gặp. Để kiểm soát tình trạng này, bác sĩ có thể kê đơn thuốc chống viêm và kháng khuẩn giúp loại bỏ vi khuẩn, giảm viêm và giảm đau nhanh chóng. Việc tuân thủ đúng liều lượng và hướng dẫn sử dụng thuốc là vô cùng quan trọng để đạt được hiệu quả cao và tránh những tác dụng phụ không mong muốn.
Áp dụng phương pháp vật lý ứng dụng
Kết hợp kỹ thuật massage chuyên nghiệp với công nghệ tần số cao, phương pháp này không chỉ giúp giảm đau xương hiệu quả mà còn cải thiện tuần hoàn máu. Ngoài ra, vật liệu trị liệu còn hỗ trợ quá trình phục hồi của các mô, tế bào xung quanh xương mu. Đây sẽ là phương pháp an toàn giúp rút ngắn thời gian điều trị, tạo điều kiện phục hồi tự nhiên và bền vững.
Chế độ nghỉ ngơi khoa học và hợp lý
Sau khi sinh con, hệ cơ xương của mẹ vẫn còn yếu và dễ bị tổn thương nếu vận động quá sức. Xây dựng thời gian nghỉ ngơi, điều hòa, có thời gian thư giãn hợp lý để xương nhanh chóng phục hồi. Đồng thời, tránh nâng vật nặng và hạn chế các hoạt động mạnh cũng giúp hệ xương được bảo vệ tốt hơn.
Tập thể dục nhẹ nhàng giúp xương chắc khỏe
Vận động nhẹ nhàng với các bài tập phù hợp không chỉ nâng cao sức khỏe tổng thể mà còn giúp tăng cường sự linh hoạt, bền vững cho hệ xương khớp. Những bài tập như:
- Đi bộ, đi lại trong nhà
- Tập Yoga
- Và các bài tập giãn cơ đơn giản
Sẽ giúp hỗ trợ xương chắc khỏe, cải thiện lưu thông máu, và giảm thiểu đáng kể nguy cơ đau xương mu sau sinh nở kéo dài. Đây là biện pháp mang lại lợi ích lâu dài, được các chuyên gia khuyến khích áp dụng để giữ gìn sức khỏe xương khớp sau sinh.
Đau xương mu bao lâu thì sinh?
Như đã tìm hiểu ở trên, đau xương mu thường xuất hiện ở giai đoạn cuối thai kỳ nhưng không thể xác định được gian cụ thể từ khi đau xương mu đến lúc mẹ bầu sinh con. Mẹ bầu chỉ có thể ước tính từ khi đau xương mu đến khi sinh là khoảng 10 tuần. Bởi thai kỳ kéo dài ≥ 42 (>41 6/7) tuần và tình trạng đau xương mu thường xuất hiện từ tuần thai thứ 32-36, khi thai nhi quay đầu xuống xương chậu để chuẩn bị chào đời.
Vừa rồi, là toàn bộ thông tin về tình trạng đau xương mu sau sinh ở nhiều chị em phụ nữ hiện nay. Hy vọng qua bài viết, chị em biết được những việc cần trang và cách xử lý phù hợp để chấm dứt cơn đau nhanh nhất. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác hoặc tìm hiểu về tình trạng đau xương mu khi mang thai thì vui lòng để lại thông tin ở phía dưới bình luận để chúng tôi hỗ trợ giải đáp nhanh nhất nhé! Trân trọng!
-
SP CHÍNH HÃNG
Đa dạng và chuyên sâu
-
ĐỔI TRẢ TRONG 30 NGÀY
kể từ ngày mua hàng
-
CAM KẾT 100%
chất lượng sản phẩm
-
MIỄN PHÍ VẬN CHUYỂN
theo chính sách giao hàng
Xem danh sách nhà thuốc trên toàn quốc
-
Duy Nguyễn Nhất
Rất tuyệt vời, đặc biệt trong mùa dịch đi lại khó khăn. Chúc tdoctor ngày càng phát triển và mở rộng phạm vi ra nhiều tỉnh hơn, nhất là vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
-
Quốc Bình Vũ
Ứng dụng rất hay. Giúp mọi người hạn chế bệnh gì cũng phải đến bệnh viện khám. Đỡ mất thời gian, công sức và tiền bạc vì nhiều khi vô gặp bs cũng chỉ cần hỏi vài câu và cho SP.
-
Nguyễn Ngọc Minh
Em bị ung thư thấy bác sĩ tuyến trung ương trong hệ thống tdoctor, bác sĩ bên tdoctor rất nhiệt tình, rất tiện cho trường hợp mua sản phẩm dược và thực phẩm chức uy tín online.